ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ PHÂN BỐ TẦN SUẤT ĐƯỜNG KÍNH, CHIỀU CAO CÁC LÂM PHẦN KEO LAI Ở TUYÊN QUANG


Các tác giả

  • Đào Thị Thu Hà Trường Đại học Tân Trào
  • Lê Đức Thắng Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng, Bộ Khoa học và Công nghệ

Từ khóa:

cấu trúc rừng, Keo lai, phân bố tần suất, phân bố xác suất

Tóm tắt

Phân bố tần suất đường kính, chiều cao lâm phần cung cấp thông tin quan trọng để xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh và quản lý rừng có hiệu quả. Trong nghiên cứu này, thiết lập 15 ô tiêu chuẩn kích thước 500 m2 để thu thập dữ liệu các lâm phần Keo lai từ 4 đến 8 tuổi ở Tuyên Quang. Kết quả cho thấy, đường kính và chiều cao bình quân lâm phần có xu hướng tăng khi tuổi lâm phần tăng, mức tăng từ 5,0 - 21,6% về đường kính; tăng từ 3,2 - 16,2% về chiều cao. Ngược lại, lượng tăng trưởng hàng năm tương ứng lại có xu hướng giảm khi tuổi lâm phần tăng, ∆D1.3 giảm từ 7,1 - 14,4%; ∆HVN giảm từ 2,6 - 16,6%. Hàm phân phối xác suất Normal và Weibull là phù hợp hơn cả để mô phỏng phân bố tần suất đường kính và chiều cao. Số lượng cá thể tập trung ở các cỡ kính từ 10 - 12 cm và cỡ chiều cao 12 - 14 m (đều chiếm 22,0%); cỡ kính 12 - 14 cm và cỡ chiều cao 14 - 16 m (đều chiếm 23,6%) và cỡ kính 14 - 16 cm; cỡ chiều cao 16 - 18 m (chiếm 12,7%); số cây giảm dần khi cỡ kính (hoặc cỡ chiều cao) tăng lên (18 - 20 cm hoặc 18 - 20 m, chiếm 12,1%) hoặc cỡ kính (hoặc cỡ chiều cao) giảm (8 - 10 cm, 10 - 12 m, chiếm 12,7%). Các nhà quản lý, các chủ rừng có thể áp dụng các phương án tỉa thưa và nuôi dưỡng các lâm phần Keo lai để điều chỉnh cho phù hợp với từng độ tuổi cũng như mục đích kinh doanh.

Đã Xuất bản

20-12-2023

Cách trích dẫn

Thị Thu Hà, Đào, & Đức Thắng, L. (2023). ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ PHÂN BỐ TẦN SUẤT ĐƯỜNG KÍNH, CHIỀU CAO CÁC LÂM PHẦN KEO LAI Ở TUYÊN QUANG. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (3), 041–050. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/58

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả