ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC LOẠI HÌNH THOÁI HÓA ĐẤT TẠI TỈNH SƠN LA


Các tác giả

  • Khương Mạnh Hà Trường Đại học Nông- Lâm Bắc Giang
  • Xuân Thị Thu Thảo Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Đinh Thị Thu Trang Trường Đại học Nông- Lâm Bắc Giang
  • Trần Thị Hiền Trường Đại học Nông- Lâm Bắc Giang
  • Trần Mạnh Công Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai- Tổng cục Quản lý đất đai

Từ khóa:

Giải pháp, loại hình thoái hóa đất, nguyên nhân, quản lý sử dụng đất, thực trạng

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá thực trạng các loại hình thoái hóa đất, tổng hợp diện tích và mức độ thoái hóa các loại hình sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Sơn La. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong tổng số 1.264.068 ha diện tích đất điều tra (bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất chưa sử dụng) có 777.688 ha bị thoái hóa, chiếm 61,52% diện tích điều tra; trong đó có 719.782 ha đất bị xói mòn do mưa chiếm 56,94% diện tích điều tra; đất bị khô hạn là 777.243 ha chiếm 61,49% tổng diện tích điều tra; đất bị suy giảm độ phì nhiêu là 516.512 ha chiếm 40,86% tổng diện tích điều tra và một phần diện tích đất bị sạt lở và xói lở bờ sông. Nguyên nhân chính gây thoái hóa đất trên địa bàn tỉnh bao gồm: nguyên nhân tự nhiên (khí hậu khắc nghiệt và biến đổi khí hậu, ảnh hưởng của địa hình, địa mạo); quá trình sử dụng đất của con người (công tác quản lý đất đai, quá trình canh tác, sử dụng đất, khai thác tài nguyên; áp lực sử dụng đất do tăng trưởng kinh tế và gia tăng dân số). Kết quả nghiên cứu có thể là căn cứ quan trọng trong việc đề xuất giải pháp hạn chế các nguyên nhân gây thoái hóa đất, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất trên phạm vi toàn tỉnh Sơn La trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Tải xuống

Số lượt xem: 3
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

30-06-2020

Cách trích dẫn

Mạnh Hà, K., Thị Thu Thảo, X., Thị Thu Trang, Đinh, Thị Hiền, T., & Mạnh Công, T. (2020). ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC LOẠI HÌNH THOÁI HÓA ĐẤT TẠI TỈNH SƠN LA . TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (2), 119–129. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/563

Số

Chuyên mục

Kinh tế, Xã hội và Phát triển