ĐẶC TRƯNG CẤU TRÚC VÀ ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI CÂY SAU CHÁY TẠI KHU RỪNG PHÒNG HỘ NAM NGƯM, CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO


Các tác giả

  • Sing Soupanya Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Xiêng Khoảng – CHDCND Lào
  • Outhaly Xayavong Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Khăm Muôn
  • Bùi Xuân Dũng Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Văn Tứ Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

CHDCND Lào, cấp độ cháy, cấu trúc rừng, cháy rừng, đa dạng loài, Nam Ngưm

Tóm tắt

Kết quả nghiên cứu được thực hiện trên diện tích rừng bị cháy năm 2016, trong khu rừng phòng hộ Nam Ngưm, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào để đánh giá ảnh hưởng của cháy rừng đến đặc trưng cấu trúc và đa dạng loài. Cấp độ cháy gồm (1) đối chứng (không cháy); (2) cháy thấp; (3) cháy trung bình và (4) cháy cao. Hệ thống gồm 12 OTC nghiên cứu điển hình, bán cố định với diện tích 2.000 m2, bố trí đều trên 4 cấp độ (3 OTC/cấp độ cháy) để đo đếm, thu thập số liệu nghiên cứu trong 4 năm sau cháy. Tổng số 47 loài (gồm tầng cây cao và lớp cây tái sinh) thuộc 32 họ thực vật đã được ghi nhận, trong đó: đối chứng 44 loài, cháy thấp 39 loài, trung bình 32 loài và cháy cao 21 loài. Mức độ phong phú loài (R) 4 năm sau cháy biến động tương ứng với cấp độ cháy lần lượt là: R = 2,33; 2,1; 2,01 và 1,97. Mật độ cây cao trên từng cấp cháy tương ứng lần lượt đạt 774; 706; 442 và 251cây/ha. Mật độ cây tái sinh đạt 1553; 833; 954 và 1175 cây/ha. Tỷ lệ tương đồng loài cây cao và lớp cây tái sinh đạt từ 65 đến 85%. Đa dạng thành phần loài giảm trong năm đầu sau cháy và tăng dần theo số năm, mật độ cây tái sinh tăng dần nhưng 4 năm sau cháy mức độ phong phú và mật độ tái sinh chưa ngang bằng khu đối chứng. Cấp độ cháy đã làm ảnh hưởng đến mức độ đa dạng loài nhưng có tác động tích cực đến lớp cây tái sinh.

Tải xuống

Số lượt xem: 8
Tải xuống: 1

Đã Xuất bản

27-07-2021

Cách trích dẫn

Sing Soupanya, Outhaly Xayavong, Xuân Dũng, B., & Văn Tứ, N. (2021). ĐẶC TRƯNG CẤU TRÚC VÀ ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI CÂY SAU CHÁY TẠI KHU RỪNG PHÒNG HỘ NAM NGƯM, CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (2), 070–079. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/516

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2