SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT RỪNG TRỒNG KEO LAI MÔ TRÊN ĐẤT PHÈN VÙNG BÁN ĐẢO CÀ MAU


Các tác giả

  • Trần Khánh Hiệu Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Huỳnh Trọng Khiêm Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm nghiệp Tây Nam Bộ

Từ khóa:

Cà Mau, Keo lai mô, năng suất, sinh trưởng

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá quá trình sinh trưởng cũng như năng suất các dòng Keo lai mô (AH1, AH7, BV32, TB12) đã được khảo nghiệm cho năng suất cao tại Cà Mau. Bốn dòng Keo lai mô được nghiên cứu với mật độ trồng 1.600 cây/ha tại Trạm Thực nghiệm Lâm nghiệp U Minh, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Kết quả bước đầu cho thấy tỷ lệ sống trung bình của các dòng Keo lai mô giảm dần qua các năm, sau 4 năm trồng tỷ lệ sống đạt 62,0% - 82,3%. Sinh trưởng đường kính và chiều cao tốt nhất là hai dòng AH1 và AH7. Sau 4 năm trồng, Keo lai mô dòng AH1, AH7 có đường kính đạt lần lượt là 14,3 cm và 14,1 cm; Chiều cao dòng AH1 đạt 16,5 m, thấp nhất là dòng TB12 đạt 13,8 m. Năng suất là chỉ tiêu phản ánh tốt nhất khả năng sản xuất của rừng, sau 4 năm trồng AH1 và AH7 là hai dòng có năng suất bình quân tốt nhất, dòng AH1 đạt 33,66 m3/ha/năm. Hàm Schumacher và Gompertz phù hợp để mô hình hóa quá trình sinh trưởng về trữ lượng theo tuổi của các dòng keo lai mô, kết quả cho thấy hàm sinh trưởng Schumacher mô hình hóa tốt hơn. Bên cạnh đó dự đoán được tại Cà Mau với mật độ trồng 1.600 cây/ha, tuổi thành thục về số lượng lâm phần các dòng Keo lai mô AH1, AH7 là 5 tuổi; các dòng BV32, TB12 là 6 tuổi.

Tải xuống

Số lượt xem: 21
Tải xuống: 16

Đã Xuất bản

23-12-2021

Cách trích dẫn

Khánh Hiệu, T., & Trọng Khiêm, H. (2021). SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT RỪNG TRỒNG KEO LAI MÔ TRÊN ĐẤT PHÈN VÙNG BÁN ĐẢO CÀ MAU. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (6), 053–059. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/447

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng