PHÂN BỐ VÀ QUAN HỆ KHÔNG GIAN CỦA HAI LOÀI CÂY CHI DẦU TRONG RỪNG TỰ NHIÊN KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NÚI ÔNG, TỈNH BÌNH THUẬN


Các tác giả

  • Nguyễn Văn Quý Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Bùi Mạnh Hưng Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Thanh Tuấn Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Nguyễn Văn Hợp Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai

Từ khóa:

cạnh tranh khác loài, Dầu rái, hàm tương quan theo cặp, rừng lá rộng thường xanh

Tóm tắt

Nghiên cứu cơ chế cùng tồn tại của các loài là một trong những nội dung quan trọng trong nghiên cứu sinh thái học. Bài báo này sử dụng phương pháp phân tích mô hình điểm không gian để nghiên cứu phân bố và quan hệ không gian của 2 loài Dầu rái (Dipterocarpus alatus) và Dầu trà beng (Dipterocarpus obtusifolius) trong rừng lá rộng thường xanh tại Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, tỉnh Bình Thuận. Dữ liệu được thu thập từ tất cả các cây thân gỗ có đường kính ngang ngực (dbh) ≥ 2,5 cm trong ô tiêu chuẩn tạm thời (OTC) 2 ha (100×200 m). Kết quả nghiên cứu cho thấy, cấu trúc đường kính và mô hình phân bố không gian của Dầu rái và Dầu trà beng có sự khác biệt. Phân bố số cây theo cỡ kính của Dầu rái tập trung nhiều ở cấp cây sào (chiếm 41,6% tổng số cây Dầu rái), ở Dầu trà beng số cây tập trung nhiều ở cấp cây non (chiếm 48,5% tổng số cây Dầu trà beng). Phân bố không gian của 2 loài ở các giai đoạn sống chủ yếu là phân bố cụm ở phạm vi hẹp r < 5 m sau đó chuyển sang phân bố đều ở khoảng cách r > 20 m. Quan hệ cạnh tranh khác loài cùng chi diễn ra mạnh hơn so với quan hệ cạnh tranh cùng loài theo các giai đoạn sống, tỷ lệ tương ứng chiếm 88,9% và 50% so với tổng số mối quan hệ. Cơ chế phát tán hạt giống, tái sinh lỗ trống và tự tỉa thưa tự nhiên là một trong những nguyên nhân điều chỉnh phân bố và quan hệ không gian của 2 loài cây chi Dầu.

Tải xuống

Số lượt xem: 29
Tải xuống: 1

Đã Xuất bản

08-11-2021

Cách trích dẫn

Văn Quý, N., Mạnh Hưng, B., Thanh Tuấn, N., & Văn Hợp, N. (2021). PHÂN BỐ VÀ QUAN HỆ KHÔNG GIAN CỦA HAI LOÀI CÂY CHI DẦU TRONG RỪNG TỰ NHIÊN KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NÚI ÔNG, TỈNH BÌNH THUẬN. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (5), 121–131. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/412

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 > >>