ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CÂY QUYẾT ĐỊNH ĐÁNH GIÁ THÍCH HỢP ĐẤT TRỒNG CÂY CAM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG


Các tác giả

  • Võ Quốc Khánh Trường Đại học Tài nguyên Môi trường TP.Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Văn Cương Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.Hồ Chí Minh
  • Trương Thị Diệu Quân Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.Hồ Chí Minh

Từ khóa:

Cây cam, cây quyết định, đánh giá đất đai, khai phá dữ liệu

Tóm tắt

Phương pháp khai phá dữ liệu với mô hình cây quyết định là phương pháp đánh giá thích hợp đất đai mang tính định lượng với biến mục tiêu là dữ liệu năng suất cây trồng được thu thập thực tế tại nông hộ trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Phương pháp này khắc phục được hạn chế của phương pháp đánh giá theo yếu tố hạn chế lớn nhất là có phân tích tính tương hỗ giữa các yếu tố thông qua chỉ tiêu năng suất thu được của cây trồng. Nghiên cứu đã thực hiện trên 127 phiếu điều tra có độ tin cậy cao được sử dụng để chạy phần mềm Dtreg và phân tích dữ liệu xây dựng mô hình cây quyết định. Mô hình chia tách thành 18 đơn vị đất đai, trong đó có 6 đơn vị đất đai được đánh giá mức thích hợp S1, chiếm 33% và 12 đơn vị đất đai được đánh giá mức thích hợp S2, chiếm 67%. Theo diện tích, đánh giá thích hợp đất đai theo mô hình cây quyết định đã cho thích hợp cao (S1) có diện tích 25.796 ha, chiếm 66,2% và thích hợp trung bình (S2) có diện tích 9.652 ha, chiếm 24,8% so với diện tích đất tự nhiên. Kết quả này được dùng đối chiếu với phương pháp đánh giá của FAO, nghiên cứu sử dụng mô hình cây quyết định có sự khác biệt với nhóm đất có mức thích nghi S1 và S2 lần lượt là 66,2% và 24,8%.

Phương pháp khai phá dữ liệu với mô hình cây quyết định là phương pháp đánh giá thích hợp đất đai mang tính định lượng với biến mục tiêu là dữ liệu năng suất cây trồng được thu thập thực tế tại nông hộ trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Phương pháp này khắc phục được hạn chế của phương pháp đánh giá theo yếu tố hạn chế lớn nhất là có phân tích tính tương hỗ giữa các yếu tố thông qua chỉ tiêu năng suất thu được của cây trồng. Nghiên cứu đã thực hiện trên 127 phiếu điều tra có độ tin cậy cao được sử dụng để chạy phần mềm Dtreg và phân tích dữ liệu xây dựng mô hình cây quyết định. Mô hình chia tách thành 18 đơn vị đất đai, trong đó có 6 đơn vị đất đai được đánh giá mức thích hợp S1, chiếm 33% và 12 đơn vị đất đai được đánh giá mức thích hợp S2, chiếm 67%. Theo diện tích, đánh giá thích hợp đất đai theo mô hình cây quyết định đã cho thích hợp cao (S1) có diện tích 25.796 ha, chiếm 66,2% và thích hợp trung bình (S2) có diện tích 9.652 ha, chiếm 24,8% so với diện tích đất tự nhiên. Kết quả này được dùng đối chiếu với phương pháp đánh giá của FAO, nghiên cứu sử dụng mô hình cây quyết định có sự khác biệt với nhóm đất có mức thích nghi S1 và S2 lần lượt là 66,2% và 24,8%.

Tải xuống

Số lượt xem: 4
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

25-12-2023

Cách trích dẫn

Quốc Khánh, V., Văn Cương, N., & Thị Diệu Quân, T. (2023). ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CÂY QUYẾT ĐỊNH ĐÁNH GIÁ THÍCH HỢP ĐẤT TRỒNG CÂY CAM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (4), 088–095. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/408

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường