MÔ HÌNH HÓA VÙNG PHÂN BỐ THÍCH HỢP CỦA LOÀI CÁ CÓC QUẢNG TÂY (Paramesotriton guangxiensis) TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM


Các tác giả

  • Trần Văn Dũng Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Kanto Nishikawa Trường Cao học Nghiên cứu Con người và Môi trường, Trường Đại học Kyoto

Từ khóa:

Cá cóc, Cao Bằng, MaxEnt, mô hình hóa ổ sinh thái, vùng phân bố thích hợp

Tóm tắt

Thông tin về các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến vùng phân bố của loài có vai trò rất quan trọng trong thực hiện chương trình bảo tồn cho các loài động vật hoang dã, đặc biệt là các loài quý hiếm. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng phần mềm MaxEnt để dự đoán vùng phân bố của loài Cá cóc quảng tây (Paramesotriton guangxiensis) dựa trên vị trí ghi nhận sự có mặt của loài và các biến môi trường khác nhau. Kết quả mô hình cho thấy lượng mưa quý nóng nhất (Bio18), độ cao (Elevation) và lượng mưa tháng khô nhất (Bio14) là các biến ảnh hưởng mạnh đến vùng phân bố của loài Cá cóc quảng tây tại miền Bắc Việt Nam. Mô hình của chúng tôi cũng cho thấy các khu vực thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, và một phần nhỏ thuộc các huyện Ngân Sơn và Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn là vùng phân bố thích hợp với loài Cá cóc quảng tây. Tổng diện tích thích hợp của loài Cá cóc quảng tây tại miền bắc Việt Nam được dự đoán khoảng 2.055,11 km2, trong đó diện tích thích hợp thấp khoảng 1.543,23 km2 (75,09%), thích hợp trung bình khoảng 423,90 km2 (20,63%) và thích hợp cao chỉ khoảng 87,99 km2 (4,28%). Nghiên cứu ước tính diện tích thích hợp được bảo vệ bởi các khu rừng đặc dụng khoảng 202,52 km2, chỉ chiếm khoảng 10% tổng diện tích thích hợp của loài này tại Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu này cung cấp cơ sở về vùng phân bố của loài để thực hiện các chương tình bảo tồn loài Cá cóc quang tây trong thời gian tới.

Tải xuống

Số lượt xem: 6
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

22-12-2023

Cách trích dẫn

Văn Dũng, T., & Kanto Nishikawa. (2023). MÔ HÌNH HÓA VÙNG PHÂN BỐ THÍCH HỢP CỦA LOÀI CÁ CÓC QUẢNG TÂY (Paramesotriton guangxiensis) TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (5), 083–091. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/313

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường