ĐẶC ĐIỂM VẬT LIỆU CHÁY DƯỚI TÁN RỪNG TRỒNG KEO LAI (Acacia auriculiformis x mangium) Ở TRẠI THỰC NGHIỆM CỦA PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP TẠI HUYỆN TÁNH LINH, TỈNH BÌNH THUẬN


Các tác giả

  • Phạm Văn Hường Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Lê Hồng Việt Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Phạm Thị Luận Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai

Từ khóa:

Dự báo cháy rừng, đặc điểm vật liệu cháy, rừng trồng Keo lai, vật liệu cháy

Tóm tắt

Nghiên cứu đặc điểm vật liệu cháy (VLC) dưới tán rừng trồng Keo lai ở 4 cấp tuổi (trạng thái) khác và dự báo cấp cháy cho các trạng thái rừng trồng tại Trại thực nghiệm Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Thông qua dữ liệu quan trắc, theo dõi đặc điểm VLC ở 120 ô mẫu (ODB), trong thời gian từ tháng 11/2021 đến 4/2022, kết quả nghiên cứu cho thấy: Khối lượng VLC trung bình dưới tán rừng Keo 1 là 5,6 tấn/ha, Keo 2 là 5,5 tấn/ha, Keo 3 là 5,0 tấn/ha và ở rừng Keo 4 là 5,2 tấn/ha. Mvlc có xu hướng giảm dần từ đầu mùa khô đến cuối mùa khô. Độ ẩm của VLC ở rừng Keo 3 tương đồng với ở Keo 1 và cao hơn so với các trạng thái rừng Keo 2 và Keo 4, ở cuối mùa khô thì độ ẩm VLC giảm, nguy cơ cháy rừng tăng cao. Độ che phủ (DCP) và độ dày (Day) của VLC phụ thuộc mạnh mẽ vào trạng thái rừng. Độ ẩm (Wvlc) và độ xốp (dx) của vật liệu cháy dưới tán rừng ảnh hưởng và chi phối mạnh mẽ đến nguy cơ cháy rừng. Sử dụng hàm hồi quy tuyến tính, đa biến phù hợp để dự báo nguy cơ cháy rừng dựa theo đặc điểm VLC. Mùa cháy rừng bắt đầu từ đầu tháng 11 năm trước và kéo dài đến cuối tháng 4 năm sau. Tháng 12, 1 và 2 hàng năm là các tháng trọng điểm cháy rừng. Diện tích rừng Keo 3 và 4 có nguy cơ xảy ra cháy ở cấp IV và V chiếm tỷ lệ khá cao, cần tập trung áp dụng các biện pháp phòng cháy bằng cách giảm khối lượng VLC ở các lâm phần của rừng trồng Keo lai có nguy cơ xảy ra cháy ở cấp IV và V trong các tháng cao điểm của mùa cháy.

Tải xuống

Số lượt xem: 8
Tải xuống: 5

Đã Xuất bản

25-12-2023

Cách trích dẫn

Văn Hường, P., Hồng Việt, L., & Thị Luận, P. (2023). ĐẶC ĐIỂM VẬT LIỆU CHÁY DƯỚI TÁN RỪNG TRỒNG KEO LAI (Acacia auriculiformis x mangium) Ở TRẠI THỰC NGHIỆM CỦA PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP TẠI HUYỆN TÁNH LINH, TỈNH BÌNH THUẬN. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (4), 078–087. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/308

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường