ĐIỀU TRA, MÔ TẢ CÁC GIỐNG LÚA BẢN ĐỊA CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI THÁI TẠI XÃ SI PA PHÌN, HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN


Các tác giả

  • Lò Văn Huỳnh Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Bùi Thị Cúc Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Lúa bản địa, đặc điểm nông sinh hoc, Si Pa Phìn

Tóm tắt

Si Pa Phìn là một xã miền núi, đặc biệt khó khăn với hơn 40% là hộ nghèo của huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, hoạt động sản xuất chính của người dân nơi đây là sản xuất nông nghiệp. Cộng đồng người Thái là cộng đồng có nhiều kinh nghiệm trong canh tác nên hiện nay còn lưu giữ được nhiều giống lúa bản địa gồm Khẩu Đenh, Ma Cha, Sen Păn Hây, Ón Lơng Mít Hy, Ón Lơng Mít Tỉn và Pe Lạnh. Nghiên cứu này đã tiến hành phỏng vấn, điều tra, mô tả và đánh giá đặc điểm nông sinh học của các giống lúa bản địa trong điều kiện canh tác thực tế trên nương rẫy của cộng đồng người Thái. Kết quả đã lựa được 4 giống lúa bản địa là Khẩu Đenh, Sen Păn Hây, Ón Lơng Mít Hy, Pe Lạnh là các giống có năng suất cao từ 18,0 – 22,0 tạ/ha, gạo thơm, cơm dẻo và ngon, có khả năng chống chịu tốt, cứng cây trung bình ở điểm 3 - 5, độ tàn lá trung bình điểm 5 và trỗ thoát từ điểm 3 - 5, độ rụng hạt ở điểm 3 và được sự ưa thích cũng như chấp nhận cao của cộng đồng. Các giống lúa này cần tiếp tục đánh giá và tiến hành phục tráng để phát triển trong cộng đồng người Thái và cộng đồng các dân tộc khác tại điểm nghiên cứu trong thời gian tiếp theo.

Tải xuống

Số lượt xem: 3
Tải xuống: 1

Đã Xuất bản

25-12-2023

Cách trích dẫn

Văn Huỳnh, L., & Thị Cúc, B. (2023). ĐIỀU TRA, MÔ TẢ CÁC GIỐNG LÚA BẢN ĐỊA CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI THÁI TẠI XÃ SI PA PHÌN, HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (4), 040–046. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/297

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng