ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ XỬ LÝ NHIỆT – CƠ ĐẾN TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ CƠ HỌC CỦA GỖ SA MỘC (Cunninghamia lanceolata Lamb. Hook)


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Tuyên Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên
  • Phạm Văn Chương Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Việt Hưng Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên

Từ khóa:

Biến tính nhiệt, gỗ Sa mộc, tính chất cơ học, tính chất vật lý, xử lý nhiệt-cơ

Tóm tắt

Xử lý gỗ theo phương pháp nhiệt - cơ nhằm cải thiện một số tính chất vật lý, cơ học và độ bền tự nhiên của gỗ. Nghiên cứu này nhằm khảo sát ảnh hưởng của chế độ xử lý nhiệt - cơ (nhiệt độ, thời gian, tỷ suất nén) đến một số tính chất vật lý, cơ học của gỗ. Gỗ Sa mộc sau khi xử lý nhiệt - cơ  được kiểm tra độ ẩm, khối lượng riêng, khả năng chống hút nước, độ bền nén và độ bền uốn tĩnh của gỗ theo tiêu chuẩn TCVN 8048:2009 và ASTM D4446-08. Với phạm vi nghiên cứu cho thấy tất cả các tham số xử lý đều ảnh hưởng nhất định đến tính chất vật lý và cơ học của gỗ. Cùng nhiệt độ và tỷ xuất nén, khi kéo dài thời gian xử lý, độ ẩm giảm. Độ ẩm gỗ nén có xu hướng tăng khi xử lý ở nhiệt độ dưới 160oC (146,36oC độ ẩm gỗ nén đạt 8,82) và giảm khi nhiệt độ lên trên 200oC (213,64oC độ ẩm gỗ chỉ đạt 5,70%). Nhiệt độ 160oC, thời gian 0,5 phút, tỷ suất nén 50% cho kết quả khối lượng riêng của gỗ nén là cao nhất (0,56g/cm3). Nhiệt độ 200oC, thời gian 0,7 phút, tỷ suất nén 44,67% cho  kết quả khả năng chống hút nước là tốt nhất. Nhiệt độ 175oC, thời gian 0,6 phút/mm chiều dày, tỷ suất nén 45,641%  cho kết quả độ bền nén dọc thớ cao nhất. Nhiệt độ 176,5oC, thời gian 0,59 phút/mm chiều dày, tỷ suất nén 50%  cho kết quả độ bền uốn tĩnh cao nhất.

Tải xuống

Số lượt xem: 22
Tải xuống: 5

Đã Xuất bản

22-12-2023

Cách trích dẫn

Thị Tuyên, N., Văn Chương, P., & Việt Hưng, N. (2023). ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ XỬ LÝ NHIỆT – CƠ ĐẾN TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ CƠ HỌC CỦA GỖ SA MỘC (Cunninghamia lanceolata Lamb. Hook). TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (7), 101–111. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/244

Số

Chuyên mục

Kỹ thuật và Công nghệ

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 3 > >>