ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN TÍNH NHIỆT ĐẾN ĐỘ BỀN CƠ HỌC CỦA GỖ THÔNG BA LÁ, BẠCH TÙNG VÀ CAO SU


Các tác giả

  • Hoàng Văn Hoà Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
  • Đặng Đình Bôi Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Từ khóa:

Biến tính nhiệt, độ bền cơ học, gỗ Bạch tùng, gỗ Cao su, gỗ Thông ba lá

Tóm tắt

Công nghệ biến tính nhiệt được coi là một trong những công nghệ xử lý gỗ khá thân thiện với môi trường do không sử dụng hóa chất trong khi xử lý. Sản phẩm gỗ sau khi được biến tính nhiệt có độ ổn định kích thước cao, độ bền sinh học tăng rõ rệt so với gỗ không biến tính. Tuy nhiên độ bền cơ học của gỗ cũng bị ảnh hưởng và biến đổi theo xu hướng giảm xuống. Nghiên cứu này đã tiến hành xử lý biến tính cho 3 loại gỗ Thông ba lá, Bạch tùng và Cao su ở nhiệt độ 170oC đến 210oC trong thời gian từ 4 giờ đến 12 giờ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, gỗ Thông ba lá, gỗ Bạch tùng và gỗ Cao su sau khi xử lý biến tính nhiệt có độ bền cơ học giảm xuống khá rõ rệt. Mức độ giảm độ bền uốn tĩnh biến động từ 30% với gỗ Bạch tùng đến 40% với gỗ Thông ba lá, trong đó độ bền uốn tĩnh gỗ Cao su giảm ít nhất. Độ bền nén dọc thớ gỗ của gỗ Cao su tăng lên, trong khi độ bền nén dọc thớ của gỗ Thông và gỗ Bạch tùng giảm. Ngoài ra, độ bền cơ học của 3 loại gỗ trong nghiên cứu phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ và thời gian xử lý. Để áp dụng sản xuất thực tiễn với 3 loại gỗ này, cần căn cứ vào yêu cầu về độ bền cơ học của gỗ để xác định điều kiện xử lý biến tính cho phù hợp.

Tải xuống

Số lượt xem: 3
Tải xuống: 0

Đã Xuất bản

21-12-2023

Cách trích dẫn

Văn Hoà, H., & Đình Bôi, Đặng. (2023). ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN TÍNH NHIỆT ĐẾN ĐỘ BỀN CƠ HỌC CỦA GỖ THÔNG BA LÁ, BẠCH TÙNG VÀ CAO SU. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (6), 079–085. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/225

Số

Chuyên mục

Kỹ thuật và Công nghệ