KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU SÂU ĐỤC NÕN VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÁC GIỐNG LÁT HOA (Chukrasia tabularis A. Juss) Ở GIAI ĐOẠN 38-42 THÁNG TUỔI KHẢO NGHIỆM TẠI HÒA BÌNH VÀ NGHỆ AN


Các tác giả

  • Trần Thị Lệ Trà Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Phạm Quang Thu Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Trần Đức Long Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống
  • Nguyễn Minh Chí Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

chống chịu, khảo nghiệm, Lát hoa, sâu đục nõn, xuất xứ

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm xác định các giống Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss) có khả năng chống chịu sâu đục nõn (Hypsipyla robusta) và có triển vọng về sinh trưởng phục vụ trồng rừng tại vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Kết quả khảo nghiệm tại Nghệ An ở giai đoạn 42 tháng tuổi cho thấy 6 gia đình Lát hoa LH26 (xuất xứ Hòa Bình), LH32, LH33 (xuất xứ Thanh Hóa), LH87 (xuất xứ Bắc Kạn), LH97 (xuất xứ Gia Lai), LH108 (xuất xứ Lào Cai) có khả năng chống chịu sâu đục nõn tốt (DI < 0,1) và có sinh trưởng vượt trội hơn 19% so với giống sản xuất. Đặc biệt, 4 gia đình LH26, LH32, LH87 và LH108 hoàn toàn không bị sâu đục nõn. Khảo nghiệm ở giai đoạn 38 tháng tuổi tại Hòa Bình cũng đã xác định 6 gia đình nêu trên có cấp hại dưới 0,1 và sinh trưởng tốt nhất. Các gia đình Lát hoa này đều thể hiện tính chống chịu sâu đục nõn và sinh trưởng tốt ở cả hai địa điểm khảo nghiệm. Đây là nguồn gen triển vọng cho công tác chọn giống Lát hoa trong thời gian tới.

Tải xuống

Số lượt xem: 5
Tải xuống: 5

Đã Xuất bản

21-12-2023

Cách trích dẫn

Thị Lệ Trà, T., Quang Thu, P., Đức Long, T., & Minh Chí, N. (2023). KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU SÂU ĐỤC NÕN VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÁC GIỐNG LÁT HOA (Chukrasia tabularis A. Juss) Ở GIAI ĐOẠN 38-42 THÁNG TUỔI KHẢO NGHIỆM TẠI HÒA BÌNH VÀ NGHỆ AN. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 104–112. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/223

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường