THÀNH PHẦN, PHÂN BỐ VÀ VAI TRÒ CỦA CÔN TRÙNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ, HẢI PHÒNG


Các tác giả

  • Tiến sĩ Hoàng Thị Hằng Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Thanh Lê Bảo Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Thạc sĩ Vườn Quốc gia Cát Bà

Từ khóa:

Đảo Cát bà, đặc điểm phân bố, thành phần, sinh cảnh, Vườn quốc gia Cát Bà

Tóm tắt

Nghiên cứu áp dụng phương pháp điều tra theo các tuyến và điểm nhằm xác định thành phần, phân bố và vai trò của các loài côn trùng tại Vườn quốc gia Cát Bà. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 401 loài thuộc 68 họ, 12 bộ côn trùng. Sự phân bố các loài côn trùng ở các dạng sinh cảnh có sự khác nhau. Tại khu vực Rừng thứ sinh nghèo thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi số loài côn trùng xác định được chiếm 32,17% tổng số loài. Khu vực là đất nương rẫy, canh tác nông nghiệp số loài côn trùng chiếm 34,41%; khu vực có cây các loài cây bụi và cây tái sinh trên núi đá vôi chiếm 39,90%; khu vực là đất trồng cây ăn quả, cây lâu năm chiếm 41,40%; Trảng cây bụi, cây tái sinh trên núi đất chiếm 43,39%; Rừng trồng hỗn loài chiếm 53,62%. Về đặc điểm phân bố, tại vị trí chân đồi ghi nhận số lượng loài lớn nhất với 74,06%, tiếp đến là sườn đồi với 60,10% và ở đỉnh đồi thấp nhất với 36,16%. Kết quả cũng chỉ ra rằng, tại hướng Đông Bắc tập trung số lượng loài lớn hơn với 64,09% tổng số loài, hướng Tây Nam và Tây Bắc lần lượt là 47,13% và 43,64%, hướng Đông Nam ghi nhận số lượng loài ít nhất chiếm 22,19%. Các loài côn trùng hại lá chiếm 71,07% tổng số loài, các loài côn trùng hại thân cành chiếm 11,22%, các loài côn trùng hại rễ chiếm 4,99%. Các loài côn trùng thụ phấn cho thực vật chiếm 51,62%. Nghiên cứu đã ghi nhận được các côn trùng làm thực phẩm chiếm 7,48%, côn trùng thiên địch chiếm 12,22%, và số loài chiếm 1,25% chưa xác định được rõ vai trò sinh thái của loài.

Tài liệu tham khảo

. Lê Bảo Thanh, Hoàng Thị Hằng, Bùi Xuân Trường & Hoàng Văn Thập (2018). Kết quả nghiên cứu thành phần bướm ngày (Lepidoptera: Rhopalocera) tại vườn quốc gia Cát Bà, Hải phòng. Tạp chí KH&CN Lâm nghiệp. (6): 111-116.

. Lê Bảo Thanh, Hoàng Thị Hằng & Đoàn Thanh Sơn (2020). Kết quả nghiên cứu côn trùng thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera) tại Vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng. Hội nghị côn trùng toàn quốc lần thứ 10, 2020.

. Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh & Trần Văn Mão (2001). Điều tra, dự tính, dự báo sâu bệnh trong lâm nghiệp. NXB. Nông nghiệp.

. A. D. Alexander Monastyrskii (2001). Các loài bướm phổ biến ở Việt nam (Sách hướng dẫn). Nhà xuất bản Bản đồ.

. Ek-Amnuay P. (2008). Beetles of Thailand. Siam Insect-Zoo and Museum, Chiang Mai, Thailand, second Edition.

. Mizunuma T. (1999). Giant Beetles: Euchirinae, Dynastinae. Endless Secience Information, Tokuo, Japan. 122 trang.

. Trần Bội Trân & Mậu Bân (1997). Bướm đảo Hải Nam. NXB. Lâm nghiệp Trung Quốc.

. Lý Thành Đức (2006). Côn trùng rừng. NXB. Lâm nghiệp Trung Quốc.

. Dương Tử Kỳ (2002). Giám định và phòng trừ sâu bệnh hại cây lâm viên bằng hình ảnh. NXB. Lâm nghiệp Trung Quốc.

. Từ Thiên Sâm (2004). Sâu hại chủ yếu Tre Trúc ở Trung Quốc. NXB. Lâm nghiệp Trung Quốc.

. Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường (2007). Sách Đỏ Việt Nam, phần động vật. NXB. Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội.

Đã Xuất bản

10/04/2025

Cách trích dẫn

Hoàng Thị Hằng, T. sĩ, Lê Bảo, T., & Đoàn Thanh, S. (2025). THÀNH PHẦN, PHÂN BỐ VÀ VAI TRÒ CỦA CÔN TRÙNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ, HẢI PHÒNG. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/1827

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường