Bước đầu xác định thành phần loài côn trùng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên


Các tác giả

  • Lê Bảo Thanh Trường Đại học Lâm Nghiệp
  • Hoàng Thị Hằng Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Bùi Xuân Trường Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Chu Lê Vân Trường Đại học Lâm nghiệp
DOI: https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.14.2.2025.133-139

Từ khóa:

Côn trùng quý hiếm, Khu Bảo tồn thiên nhiên, Mường Nhé, thành phần côn trùng

Tóm tắt

Bằng phương pháp điều tra thu bắt mẫu côn trùng trên các tuyến điều tra điển hình tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, bước đầu ghi nhận 300 loài côn trùng thuộc 59 họ của 11 bộ. Trong đó bộ Cánh vảy (Lepidoptera) có số lượng loài nhiều nhất chiếm 72,0% tổng số loài, thấp nhất là bộ Gián (Blattoptera) chiếm 0,33%. Sự phân bố của côn trùng chỉ mang tính tương đối và khác nhau ở mỗi sinh cảnh, sinh cảnh rừng hỗn giao gỗ- tre nứa có số lượng loài chiếm 59,3% tổng số loài, tiếp theo là sinh cảnh rừng cây gỗ thường xanh có số lượng loài chiếm 50,7%, sinh cảnh nương rẫy khu dân cư có số loài chiếm 38,7%, sinh cảnh trảng cỏ cây bụi có số loài ít nhất chiếm 32,3%. Các loài côn trùng hại lá có số lượng loài lớn nhất chiếm 80,0% tổng số loài, các loài côn trùng hại thân cành chiếm 7,7%, các loài côn trùng hại rễ chiếm 4,7%, các loài côn trùng thụ phấn cho thực vật chiếm 60,7% , các loài côn trùng làm thực phẩm và thuốc chiếm 9,7%, côn trùng thiên địch chiếm 7,0%, có 2 loài côn trùng quý hiếm trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 và chưa xác định được vai trò có 3 loài chiếm 1% tổng số loài.

Tài liệu tham khảo

. Ban quản lý KBTTN Mường Nhé (2022). Điều tra, đánh giá thực trạng hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học; đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý rừng bền vững tại khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

. Nguyễn Thế Nhã & Trần Văn Mão (2001). Điều tra, dự tính, dự báo sâu bệnh trong lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp.

. A. D. Alexander Monastyrskii (2001). Các loài bướm phổ biến ở Việt Nam. Nhà xuất bản Bản đồ.

. Lý Tương Đào (2006). Bảo tàng Côn trùng. NXB Thời sự.

. Lý Thành Đức (2006). Côn trùng rừng. NXB Lâm nghiệp Trung Quốc.

. Vương Xuân Hạo & Dương Hồng (1994). Giám định bằng hình ảnh Bướm Bắc Kinh. NXB Khoa học và Kỹ thuật.

. Dương Tử Kỳ (2002). Giám định và phòng trừ sâu bệnh hại cây lâm viên bằng hình ảnh. NXB Lâm nghiệp Trung Quốc.

. Trần Bội Trân & Mậu Bân (1997). Bướm đảo Hải Nam. NXB Lâm nghiệp Trung Quốc.

. Viện Lâm nghiệp Tây Nam (2003). Bọ rùa Vân Nam. NXB Kỹ thuật Vân Nam.

. Viện Khoa học Trung Quốc, Phòng nghiên cứu côn trùng (1999). Bướm Vân Nam. NXB Lâm nghiệp Trung Quốc.

. Từ Thiên Sâm (2004). Sâu hại chủ yếu Tre Trúc ở Trung Quốc. NXB Lâm nghiệp Trung Quốc.

. Ngô Vân (1999). Nhận biết những loài Bướm nổi tiếng trên thế giới. NXB Giáo dục Vân Nam.

. Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường (2007). Sách Đỏ Việt Nam, phần động vật. NXB Khoa học và Kỹ thuật.

Tải xuống

Số lượt xem: 15
Tải xuống: 10

Đã Xuất bản

05/03/2025

Cách trích dẫn

Lê Bảo Thanh, Thị Hằng, H., Xuân Trường, B., & Chu Lê Vân. (2025). Bước đầu xác định thành phần loài côn trùng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 14(2), 133–139. https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.14.2.2025.133-139

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường