Phục tráng giống lúa mùa Trắng Tép tỉnh Trà Vinh


Các tác giả

  • Nghị Khắc Nhu Trường Đại học Trà Vinh
  • Trịnh Ngọc Ái Trường Đại học Trà Vinh
  • Trần Thị Thùy Dương Trường Đại học Trà Vinh
  • Trần Thị Kim Như Trường Đại học Trà Vinh
  • Lã Cao Thắng Trường Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ
  • Nguyễn Tiến Dũng Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
DOI: https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.14.2.2025.052-061

Từ khóa:

Dòng thuần, đa dạng di truyền, lúa Trắng Tép, phục tráng, SSR markers

Tóm tắt

Trắng Tép là giống lúa mùa bản địa ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, được gieo trồng ở huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu chọn lọc phục tráng giống lúa Trắng Tép nhằm duy trì các đặc tính tốt về chất lượng và năng suất. Quá trình đánh giá và chọn lọc phục tráng được thực hiện từ năm 2021 đến năm 2024 theo tiêu chuẩn ngành 10TCN 395:2006. 192 dòng lúa Trắng Tép (vụ G0) thu thập tại đồng ruộng huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh và được đánh giá các tính trạng nông học (chiều cao cây, dài lá, rộng lá, số bông/bụi, dài bông, tổng số hạt chắc/bông và tổng số hạt. Kết quả chọn lọc phục tráng vụ thứ nhất đã chọn được 115 dòng G0 có các tính trạng đặc trưng của giống Trắng Tép. Ở thế hệ thứ hai đã chọn được 15 dòng G1 nằm trong giá trị trung bình và độ lệch chuẩn để làm nguyên liệu phục tráng vụ thứ ba (G2). Từ 15 dòng G1 đã chọn lọc được 6 dòng G2 có độ đồng đều cao về chiều cao cây (137±15,1 cm), số bông (32,2±1,1 bông/bụi), chiều dài bông (24±0,2 cm) và tổng số hạt/bông (169,3±1,2 hạt). 6 dòng Trắng Tép G2 sẽ được kiểm tra kiểu gen bằng 19 cặp chỉ thị phân tử SSR. Kết quả chỉ ra tổng cộng có 24 alen biểu hiện, trung bình 1,26 alen cho mỗi locus. Điều này cho thấy các dòng sau khi phục tráng đồng nhất về mặt hình thái và di truyền.

Tài liệu tham khảo

. Nguyễn Thị Lang, Trịnh Thị Lũy, Trần Ánh Nguyệt, Nguyễn Hoàng Thái Bình, Bùi Phước Tâm & Bùi Chí Bửu (2014). Phục tráng giống lúa Một Bụi Lùn cho tỉnh Cà Mau. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam. 4: 20-25.

. Sendekie Y.(2020). Review on; Seed genetic purity for quality seed production. International Journal of Scientific Engineering and Science. 4(10): 1-7.

. Nguyễn Hoàng Đan, Nguyễn Khắc Thời & Bùi Thị Ngọc Dung (2015). Đánh giá tình hình sử dụng đất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 13(8): 1435-1441.

. Nguyễn Quang Tuyến(2013). Hệ thống hóa các mô hình sản xuất lúa vùng sinh thái ngọt Đồng bằng Sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 29: 60-69.

. Tổng cục thống kê (2022). Phát triển lúa gạo theo hướng hiệu quả, bền vững. Tổng cục thống kê Việt Nam. https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/05/phat-trien-lua-gao-theo-huong-hieu-qua-ben-vung/

. Phan Thanh Kiếm (2008). Công nghệ hạt giống một số cây ngắn ngày. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

. Nguyễn Tài Toàn, Nguyễn Văn Hiếu, Phạm Văn Dân, Lương Văn Hùng, Lê Văn Khánh, Phan Văn Linh & Nguyễn Tuấn Anh (2021). Kết quả đánh giá các tính trạng đặc trưng và chọn lọc phục tráng lúa nếp rồng đặc sản trên địa bàn huyện Yên Thành, tỉnh Kiên Giang. Tạp chí khoa học, Trường Đại học Vinh. 50(1A): 66-79.

. Phạm Văn Tính, Nguyễn Phi Long, Bùi Thị Huy Hợp , Lê Thị Ngoan , Phạm Thị Bích & Nguyễn Đức Trung (2022). Kết quả phục tráng giống lúa Tẻ đỏ của Điện Biên. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 64(7): 38-43. DOI: 10.31276/VJST.64(7).38-43.

. Tạ Hồng Lĩnh, Chu Đức Hà, Phạm Văn Tính & Tạ Thị Diệu Linh (2023). Kết quả phục tráng giống lúa bản địa tẻ mèo tại tỉnh sơn la. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái nguyên. 228(01): 73-82.

DOI: 10.34238/tnu-jst.6327

. Trần Thị Thanh Xà (2019). Báo cáo tổng kết: Nghiên cứu chọn lọc giống lúa đặc sản cho tỉnh Trà Vinh. Sở Khoa học và Công nghệ Trà Vinh.

. Iternational Rice Research Institute (1996). Standard evolution system for rice. IRRI, Los Bãnos, Philipines.

. Vijay D. & Roy B. (2013). Chapter-4 Rice (Oryza Sativa L.). Breeding, Biotechnology and Seed Production of Field Crops. 71-122.

. Nguyễn Ngọc Đệ (2008). Giáo trình cây lúa. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

. Nguyễn Đình Giao, Nguyễn Thiện Huyên & Nguyễn Hữu Tề (1997). Giáo trình Cây lương thực. Tập 1-Cây lúa. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

. Trần Văn Đạt (2005). Sản xuất lúa gạo thế giới: Hiện trạng và khuynh hướng phát triển trong thế kỷ 21. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 502 trang.

. Vũ Thị Bích Huyền, Lê Thị Bích Thủy, Nguyễn Anh Dũng, Hoàng Bá Tiến & Nguyễn Đức Thành (2013). Đánh giá đa dạng di truyền một số giống lúa bằng kỹ thuật SSR phục vụ cho chọn cặp lai tạo giống chịu hạn. Tạp chí Sinh học. 35(1): 80-91

. Morgante M., Hanafey M. & and W.J.N.g. Powell W (2002). Microsatellites are preferentially associated with nonrepetitive DNA in plant genomes. Nature Genetics. 30(2): 194-200.

. Kalia R.K., Rai R.K., Kalia S., Singh R. & Dhawan A.K. (2011). Microsatellite markers: an overview of the recent progress in plants. Euphytica. 177(3): 309-334. DOI: 10.1007/s10681-010-0286-9

. Khuất Hữu Trung, Nguyễn Thị Ly, Đặng Thị Thanh Hà & Nguyễn Minh Anh Tuấn (2012). Nghiên cứu đa dạng di truyền tập đoàn lúa chất lượng bản địa của Việt Nam bằng chỉ thị phân tử ssr (microsatellite). Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. 7(9): 26-32.

Tải xuống

Số lượt xem: 27
Tải xuống: 16

Đã Xuất bản

15/04/2025

Cách trích dẫn

Khắc Nhu, N., Ngọc Ái, T., Thị Thùy Dương, T., Thị Kim Như, T., Cao Thắng, L., & Tiến Dũng, N. (2025). Phục tráng giống lúa mùa Trắng Tép tỉnh Trà Vinh. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 14(2), 052–061. https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.14.2.2025.052-061

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả