Đánh giá chất lượng nước hồ Sông Mây tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, năm 2024


Các tác giả

  • Nguyễn Văn Lâm Trường Đại học Lâm Nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Nguyễn Văn Quý Chi nhánh phía Nam, Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga
DOI: https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.14.2.2025.092-101

Từ khóa:

Chất lượng nước, hồ nước ngọt, ô nhiễm hồ nước ngọt, phân tích tương quan

Tóm tắt

Các hồ nước ngọt có vai trò quan trọng trong cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, duy trì hệ sinh thái thủy sinh và hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng địa phương. Hồ Sông Mây tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, đang đối mặt với nguy cơ suy giảm chất lượng nước ngọt. Việc đánh giá chất lượng nước hồ này là cần thiết để bảo vệ tài nguyên nước trong khu vực. Nghiên cứu này đã thu thập 48 mẫu nước ở 8 vị trí trong khoảng thời gian từ tháng 6-11/2024 và phân tích 11 chỉ tiêu lý hóa và vi sinh. Các phương pháp quan trắc, phân tích chỉ số chất lượng nước (WQI) và kỹ thuật thống kê đa biến (PCA) đã được sử dụng để đánh giá chất lượng nước. Kết quả cho thấy nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD₅), NH₄⁺ và Coliform vượt quá giới hạn cho phép theo QCVN 08:2023, với hàm lượng COD dao động từ 84–1.726,35 mg/L và Coliform từ 2.200–32.100 MPN/100 mL, phản ánh ô nhiễm hữu cơ và vi sinh nghiêm trọng. Tất cả tám điểm quan trắc đều bị ô nhiễm, trong đó hai điểm chịu ảnh hưởng nặng nhất (VT1 và VT8). Phân tích PCA cho thấy ô nhiễm hữu cơ và chất rắn lơ lửng là hai nguyên nhân chính gây suy giảm chất lượng nguồn nước. Mối tương quan nghịch giữa DO với COD và BOD₅ cho thấy sự suy giảm oxy hòa tan do ô nhiễm hữu cơ. Để cải thiện chất lượng nước, cần triển khai kịp thời các biện pháp kiểm soát và quản lý nguồn xả thải từ các hoạt động nông nghiệp và công nghiệp trên địa bàn.

Tài liệu tham khảo

. Dudgeon D., Arthington A., Gessner M. O., Kawabata Z. I., Knowler D. J., Lévêque C., Naiman R. J., Prieur R., Anne H., Soto D. & Stiassny M. L. (2006). Freshwater biodiversity: importance, threats, status and conservation challenges. Biological reviews. 81(2): 163-182.

. Kazi T. G., Arain M. B., Jamali M. K., Jalbani N., Afridi H. I., Sarfraz R. A., Baig J. A. & Shah A. Q. (2009). Assessment of water quality of polluted lake using multivariate statistical techniques: A case study. Ecotoxicology environmental safety. 72(2): 301-309.

. Viaroli P., Bartoli M., Giordani G., Naldi M., Orfanidis S. & Zaldivar M. (2008). Community shifts, alternative stable states, biogeochemical controls and feedbacks in eutrophic coastal lagoons: a brief overview. Aquatic Conservation: Marine Freshwater Ecosystems. 18(S1): S105-S117.

. Ogutu O. R., Hecky R. E., Cohen A. S. & Kaufman L. (1997). Human impacts on the African great lakes. Environmental Biology of Fishes. 50: 117-131.

. Qadir M., Tubeileh A., Akhtar J. L. A., Minhas P. S. & Khan M. A. (2008). Productivity enhancement of salt‐affected environments through crop diversification. Land degradation development. 19(4): 429-453.

. Grzybowski M., Glińska L. & Katarzyna. (2019). Principal threats to the conservation of freshwater habitats in the continental biogeographical region of Central Europe. Biodiversity Conservation. 28(14): 4065-4097.

. Bernes C., Carpenter S. R., Gårdmark A., Larsson P., Persson L., Skov C., Speed J. D. M. & Van D. E. (2015). What is the influence of a reduction of planktivorous and benthivorous fish on water quality in temperate eutrophic lakes? A systematic review. Environmental Evidence. 4: 1-28.

. Szymanowska A., Samecka C. A. & Kempers A. J. (1999). Heavy metals in three lakes in West Poland. Ecotoxicology environmental safety. 43(1): 21-29.

. Zhaoshi W., Xijun L. & Kuanyi L. (2021). Water quality assessment of rivers in Lake Chaohu Basin (China) using water quality index. Ecological Indicators. 121: 107021.

. Kothari V., Vij S. S. S. K. & Gupta N. (2021). Correlation of various water quality parameters and water quality index of districts of Uttarakhand. Environmental Sustainability Indicators. 9: 100093.

. Trần Đình Minh (2024). Xử lý ô nhiễm môi trường để đảm bảo nhiệm vụ thủy lợi của hồ Sông Mây, Báo Đồng Nai. https://baodongnai.com.vn/tin-moi/202405/xu-ly-o-nhiem-moi-truong-de-dam-bao-nhiem-vu-thuy-loi-cua-ho-song-may-4542440/.

. Phạm Mạnh Cồn (2013). Nghiên cứu chất lượng nước mặt khu vực nội thành Hà Nội. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. 29: 24-30.

. Pham Thi Thu Ha, Tong Thi Lien, Ngo Ngoc Anh, Duong Ngoc Bach, Hoang Hong Hanh & Anh N. T. V. (2024). Studying Surface Water Quality in the Upstream of Ba River Basin in Gia Lai Province. VNU Journal of Science: Earth Environmental Sciences. 40(1): 20-30.

. Phạm Văn Toàn (2013). Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và một số giải pháp giảm thiểu việc sử dụng thuốc không hợp lý trong sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ. 6(28): 47-53.

. Sundara S. K., Naya B. B., Lin S. & Bhatta D. (2011). Geochemical speciation and risk assessment of heavy metals in the river estuarine sediments—a case study: Mahanadi basin, India. Journal of hazardous materials. 186(2-3): 1837-1846.

. Nguyễn Định Tường, Trần Thành Thái, Phan Thị Thanh Huyền & Phạm Ngọc Hoài (2023). Đánh giá xu hướng biến động của tổng Coliform trong nước mặt sông Sài Gòn và Đồng Nai đoạn qua tỉnh Bình Dương. TNU Journal of Science Technology. 228(14): 72-81.

. Nguyen Thi Bich Ngoc, Nguyen Bich Thuy, Nguyen Thi Mai Huong, Vu Duy An, Duong Thi Thuy & Ho Tu Cuong (2014). Preliminary monitoring results of Total Coliforms and Fecal Coliform in the Red River system, in the section from Yen Bai to Hanoi. Academia Journal of Biology. 36(2): 240-246.

. Eleria A. & Vogel R. M. (2005). Predicting fecal coliform bacteria levels in the Charles River, Massachusetts, USA 1. JAWRA Journal of the American Water Resources Association. 41(5): 1195-1209.

. Muttamara S. & Sales C. L. (1994). Water quality management of the Chao Phraya River (a case study). Environmental Technology. 15(6): 501-516.

. Dutta S., Dwivedi A. & Suresh K. M. (2018). Use of water quality index and multivariate statistical techniques for the assessment of spatial variations in water quality of a small river. Environmental monitoring assessment. 190(12): 718.

Tải xuống

Số lượt xem: 39
Tải xuống: 28

Đã Xuất bản

15/04/2025

Cách trích dẫn

Nguyễn Văn Lâm, & Văn Quý, N. (2025). Đánh giá chất lượng nước hồ Sông Mây tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, năm 2024. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 14(2), 092–101. https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.14.2.2025.092-101

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>