Điều tra đa dạng thành phần loài thú và chim bằng bẫy ảnh ở Khu Bảo tồn Loài và Sinh cảnh Sao la Quảng Nam


Các tác giả

  • Nguyễn Văn Linh Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh
  • Lê Công Tình
  • A Siu Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Hoàng Văn Chương Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Lê Hoàng Sơn Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Sao la Quảng Nam
  • Nguyễn Chánh Thi Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Sao la Quảng Nam
  • Nguyễn Lê Anh Luân Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Sao la Quảng Nam
  • Võ Văn Minh Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
  • Trịnh Đăng Mậu Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
DOI: https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.14.2.2025.102-108

Từ khóa:

Bẫy ảnh, chim, Khu Bảo tồn Loài và Sinh cảnh Sao la Quảng Nam, thành phần loài thú

Tóm tắt

Nghiên cứu sử dụng phương pháp bẫy ảnh tại Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Sao la Quảng Nam nhằm điều tra đa dạng sinh học của các loài thú và chim. Trong nghiên cứu này, 80 điểm bẫy ảnh được đặt tại Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Sao la Quảng Nam, tỉnh Quảng Nam trong mùa khô và mùa mưa, từ tháng 01/2024 đến tháng 8/2024, để nghiên cứu đa dạng động vật trong khu vực. Kết quả cho thấy, 21.960 bức ảnh với 4.386 ghi nhận độc lập cho tổng cộng 31 loài, trong đó có 21 loài thú (thuộc 13 họ) và 10 loài chim (thuộc 7 họ). Trong số này, loài Chồn bạc má Bắc (Melogale moschata) được ghi nhận nhiều nhất trong nhóm thú (n = 264) và Gà so họng trắng (Arborophila brunneopectus) được ghi nhận nhiều nhất trong nhóm chim (n = 42). Ngoài ra, kết quả phân tích bằng phần mềm camtrapR cũng giúp xác nhận các chỉ số về độ phong phú và tập tính hoạt động của một số loài động vật quý hiếm khó quan sát trong tự nhiên, điều này cho thấy khu bảo tồn duy trì được mức độ đa dạng sinh học cao, ít chịu tác động từ con người, với sự hiện diện của nhiều loài quý hiếm và nguy cấp (n = 6), đồng thời cung cấp dữ liệu quan trọng cho công tác bảo tồn.

Tài liệu tham khảo

. Khu Bảo tồn Loài và Sinh cảnh Sao la Quảng Nam (2021). Quyết định số 2265/QĐ-UBND ngày 13 tháng 7 năm 2012 phê duyệt dự án thành lập Khu bảo tồn loài Sao la Quảng Nam.

Truy cập từ https://khubaotonsaolaquangnam.gov.vn/van-ban-phap-luat/quyet-dinh-so-2265-qd-ubnd-ngay-13-thang-7-nam-2012-phe-duyet-du-an-thanh-lap-khu-bao-ton-loai-va-sinh-canh-sao-la/.

. Khu Bảo tồn Loài và Sinh cảnh Sao la Quảng Nam (2025). Báo cáo công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Truy cập từ https://khubaotonsaolaquangnam.gov.vn/tin-tuc-su-kien/ban-quan-ly-khu-bao-ton-loai-sao-la-to-chuc-hoi-nghi-tong-ket-cong-tac-lam-nghiep-nam-2024-va-trien-khai-phuong-huong-nhiem-vu-nam-2025/.

. N. Cox (2025). Results of biodiversity baseline surveys in 21 protected areas in Viet Nam. WWF-Vietnam.

. Nguyễn Tuấn Anh, Lê Đức Minh, Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Ngọc Tuấn & Timmins R. (2017). Sử dụng bẫy ảnh để điều tra đa dạng sinh học tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường. 33(1S): 92-99.

. Caravaggi. A., Banks. P.B., Burton. A.C., Finlay. C.M.V., Haswell. P.M., Hayward. M.W., Rowcliffe. M.J. & Wood. M.D. (2017). A review of camera trapping for conservation behaviour research. Remote Sens Ecol Conserv. 3: 109-122. DOI: 10.1002/rse2.48

. J. M. Rowcliffe, J. Field. S, T. Turvey & C. Carbone (2008). Estimating animal density using camera

Traps without the need for individual recognition. J. Appl. Ecol. 45(4): 1228-1236.

DOI: 10.1111/j.1365-2664.2008.01473.x.

. Connell A., Nichols J. & Karanth K (2011). Camera Traps in Animal Ecology Methods and Analyses. Springer.

. C. R. (2019). R: a language and environment for statistical computing. Accessed: Dec. 05. 2024. [Online]. Available: https://cir.nii.ac.jp/crid/1370579814635375110

. F. Rovero, E. Martin, M. Rosa, J. A. Ahumada & D. Spitale (2014). Estimating Species Richness and Modelling Habitat Preferences of Tropical Forest Mammals from Camera Trap Data. Plos ONE. 9(7): e103300. Jul. 2014.

DOI: 10.1371/journal.pone.0103300.

. J. Niedballa, R. Sollmann, A. Courtiol & A. Wilting (2016). Camtrapr: an R package for efficient camera trap data management. Methods Ecol. Evol. 7(12): 1457–1462. DOI: 10.1111/2041-210X.12600.

. M. E. Gompper, R. W. Kays, J. C. Ray, S. D. Lapoint, D. A. Bogan & J. R. Cryan (2006). A Comparison of Noninvasive Techniques to Survey Carnivore Communities in Northeastern North America. Wildl. Soc. Bull.. 34(4): 1142-1151. DOI: 10.2193/0091-7648(2006)34[1142:ACONTT]2.0.CO;2.

. K. S. Tanwar, A. Sadhu & Y. V. Jhala (2021). Camera trap placement for evaluating species richness. Abundance. And activity. Sci. Rep.. 11(1): 23050. DOI: 10.1038/s41598-021-02459-w.

. WWF - Việt Nam (2018). Báo cáo Điều tra đa dạng sinh học Khu Bảo tồn Sao la Quảng Nam, tỉnh Quảng Nam.

Tải xuống

Số lượt xem: 33
Tải xuống: 10

Đã Xuất bản

15/04/2025

Cách trích dẫn

Văn Linh, N., Công Tình, L., Siu, A., Văn Chương, H., Hoàng Sơn, L., Chánh Thi, N., Lê Anh Luân, N., Văn Minh, V., & Đăng Mậu, T. (2025). Điều tra đa dạng thành phần loài thú và chim bằng bẫy ảnh ở Khu Bảo tồn Loài và Sinh cảnh Sao la Quảng Nam . TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 14(2), 102–108. https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.14.2.2025.102-108

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả