HIỆU LỰC PHÒNG CHỐNG MỐI CỦA GỖ SAU XỬ LÝ LẮNG ĐỌNG HSILICA, DUNG DỊCH HỖN HỢP SILICAT VÀ BORIC AXIT


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Bích Ngọc Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Duy Vượng Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Boric axit, Natri silicat, Phòng chống mối, Xử lý gỗ

Tóm tắt

Gỗ Bồ đề sau khi xử lý lắng đọng silica và dung dịch kết hợp natri silicat với boric axit được đánh giá hiệu lực phòng chống mối nhà Coptotermes formosanus Shiraki. Hiệu quả phòng chống mối được xem xét trong 02 trường hợp, mẫu không và có được tác động rửa trôi trước khi tiến hành khảo nghiệm với mối. Kết quả thực nghiệm cho thấy gỗ xử lý lắng đọng silica không có khả năng phòng chống mối. Với gỗ tẩm dung dịch kết hợp natri silicat với boric axit có diễn biến về hiệu lực với mối ở các mức tỷ lệ có xu hướng tương đồng nhau ở cả 2 trường hợp có và không tác nhưng các mẫu có tác động rửa trôi bị mối phá hoại mạnh hơn, công thức cho hiệu quả chống mối tốt nhát là công thức có sự kết hợp của dung dịch natri silicate 0,3M với boric axit 2,5%. Các kết quả so sánh cũng cho thấy gỗ được tẩm có sự kết hợp 2 hóa chất cho hiệu quả chống mối tốt hơn là khi sử dụng riêng rẽ từng hóa chất

Tải xuống

Số lượt xem: 1
Tải xuống: 0

Đã Xuất bản

25-12-2012

Cách trích dẫn

Thị Bích Ngọc, N., & Duy Vượng, N. (2012). HIỆU LỰC PHÒNG CHỐNG MỐI CỦA GỖ SAU XỬ LÝ LẮNG ĐỌNG HSILICA, DUNG DỊCH HỖN HỢP SILICAT VÀ BORIC AXIT . TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 105–110. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/1518

Số

Chuyên mục

Kỹ thuật và Công nghệ

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả