NGHIÊN CỨU TẠO VÁN DĂM TỪ GỖ CAO SU VÀ VỎ HẠT JATROPHA


Các tác giả

  • Trần Văn Chứ Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Cường độ uốn tĩnh (MOR), Cường độ kéo vuông góc (IB), Gỗ cao su, Jatropha, Tỷ lệ tr¬ương nở chiều dài, Ván dăm hỗn hợp

Tóm tắt

Trong bài viết này, đề cập đến nghiên cứu tạo ván dăm hỗn hợp từ gỗ cao su với vỏ hạt Jatropha theo công nghệ ván dăm gỗ thông dụng. Nguyên liệu vỏ hạt Jatropha được lấy mẫu từ Đắk Lắk và gỗ Cao su đ­ược lấy mẫu tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai là nguồn nguyên liệu đ­ược lựa chọn để tạo hỗn hợp dăm. Ván thực nghiệm là ván dăm 3 lớp với tỷ lệ pha trộn giữa dăm gỗ Cao su và vỏ hạt Jatropha theo khối lượng lần lượt là 75:25, 60:40, 50:50, 40:60. Các thông số chế độ ép: Áp suất ép: 2.2 MPa, nhiệt độ ép: 1600C, thời gian ép: 0.6 phút/mm chiều dày. Keo dán đ­ược sử dụng là keo Urea - Formaldehyde thương mại, với tỷ lệ keo lớp lõi 10% và lớp mặt 13%. Kết quả thực nghiệm và thảo luận đã chỉ ra rằng: Gỗ Cao su, vỏ hạt Jatropha đáp ứng tốt yêu cầu của nguyên liệu dùng trong công nghệ sản xuất ván dăm. Khi sử dụng hỗn hợp 2 loại nguyên liệu trên, chất lượng ván dăm đáp ứng tốt yêu cầu, chất lượng ngoại quan của ván đẹp. Ván dăm hỗn hợp từ gỗ Cao su và vỏ hạt Jatropha theo công nghệ trên hoàn toàn đảm bảo được những yêu cầu về chất lượng cho ván dăm dùng trong độ mộc dân dụng. Các thông số kỹ thuật của ván hỗn hợp có thể đạt: cường độ uốn tĩnh (MOR): 152.44 KG/cm2, c­ường độ kéo vuông góc (IB), 4.26KG/cm2, tỷ lệ tr­ương nở chiều dày (TS): 8.29%.

Tải xuống

Số lượt xem: 12
Tải xuống: 6

Đã Xuất bản

25-12-2012

Cách trích dẫn

Văn Chứ, T. (2012). NGHIÊN CỨU TẠO VÁN DĂM TỪ GỖ CAO SU VÀ VỎ HẠT JATROPHA. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 088–095. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/1516

Số

Chuyên mục

Kỹ thuật và Công nghệ