NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ GIẢI PHẪU LOÀI TRÚC ĐEN (Phyllostachys nigra Munro) TẠI SA PA - LÀO CAI


Các tác giả

  • Phạm Thành Trang Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Bùi Đình Đức Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Thị Thu Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Giải phẫu, hình thái, Lào Cai, Sa Pa, Trúc đen

Tóm tắt

Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) có thân ngầm đơn trục, thân khí sinh mọc tản, cao 6-7 m, có khi đạt tới 9 m; đường kính của lóng dày 3-4 cm, đôi khi đạt tới 5 cm; chiều dài của lóng là 25-28 cm, đôi khi đạt 30 cm; bề dày thành lóng là 0,2-0,4 cm. Ở cây trưởng thành (tuổi 3–6) thân khí sinh có màu tím đen, bóng, phân cành ở vị trí 1/2 đến 1/3 độ cao thân cây (ở độ cao 2-3 m); có hai cành (một cành to và một cành nhỏ) trên một đốt, đôi khi chỉ có một cành. Lá quang hợp hình trái xoan thuôn dài, đầu lá nhọn, đuôi lá hơi thuôn dài lá 8-12 cm, rộng 1-1,2 cm, hệ gân song song; bẹ lá dài 4-6 cm, tai lá dạng lông, thìa lìa xẻ sợi. Phiến mo Trúc đen rất mỏng, nhỏ (dài 1,5- 2,5 cm), màu nâu vàng; mo của lóng ở sát gốc ngắn hơn so với mo của lóng ở trên thân, bẹ mo lớn, hình chuông, đáy mo rộng 6-8 cm, dài 10-15 cm, đáy trên rộng 1-2 cm, tai mo và lưỡi mo đều dạng sợi. Trúc đen có hàm lượng diệp lục tổng số (a+b) là 3,70 mg/g lá tươi, tỷ lệ diệp lục a:b bằng 1,91. Với tỷ lệ diệp lục a:b thu được cho thấy loài này có nhu cầu ánh sáng không cao, có thể xếp chúng vào nhóm cây chịu bóng.

Tải xuống

Số lượt xem: 2
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

28-03-2013

Cách trích dẫn

Thành Trang, P., Đình Đức, B., & Thị Thu, N. (2013). NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ GIẢI PHẪU LOÀI TRÚC ĐEN (Phyllostachys nigra Munro) TẠI SA PA - LÀO CAI. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 048–056. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/1500

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả