NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CỦA BỆNH KHÔ LÁ CẨM LAI VÚ


Các tác giả

  • Bùi Mai Hương Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Bào tử, Cẩm lai vú, nấm bệnh, sợi nấm, vật gây bệnh

Tóm tắt

Kết quả nghiên cứu cho thấy nấm gây bệnh khô lá Cẩm lai vú đã xác định là: Loài nấm Đĩa gai  (Colletotrichum gloeosporioides, (Penz.) Penz and Sacc), chi nấm bào tử Đĩa gai (Colletotrichum), họ nấm Đĩa (Melanconiaceae), bộ nấm Đĩa (Melanconiales), ngành phụ nấm Bất toàn (Deuteromycetes), ngành nấm Thật (Eumycota). Đây là loài nấm ưa độ ẩm cao (80–100%), sinh trưởng và phát triển tốt trên môi trường a xít nhẹ, nhiệt độ thích hợp của bào tử nấm nảy mầm mạnh nhất ở nhiệt độ 25oC đặc biệt trong thời gian 9 giờ đầu, đến sau 32 giờ hầu như bào tử nấm đã nảy mầm gần hết ở các mẫu nghiên cứu. Nấm Colletotrichum gloeosporioides (Penz.) Sacc sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường dinh dưỡng PDA. Nấm phát triển nhanh nhất trong thời gian 5 ngày đầu thí nghiệm nuôi cấy. Nấm kiêm ký sinh, sống ở mô chết lẫn mô sống. Thử nghiệm một số loại thuốc phòng trừ bệnh khô lá Cẩm lai vú, thuốc Belate0.2% có hiệu lực ức chế nảy mầm của nấm Colletotrichum gloeosporioides (Penz.) Sacc cao hơn thuốc Bordo 1% và hợp chất lưu huỳnh - vôi 0,5%.

Tải xuống

Số lượt xem: 3
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

28-03-2013

Cách trích dẫn

Mai Hương, B. (2013). NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CỦA BỆNH KHÔ LÁ CẨM LAI VÚ . TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 034–039. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/1497

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả