Cơ chế tài chính bền vững cho phát triển hệ thống rừng đặc dụng ở Việt Nam


Các tác giả

  • Phạm Hồng Lượng Cục Lâm nghiệp
  • Trần Quang Bảo Cục Lâm nghiệp
  • Đoàn Hoài Nam Cục Lâm nghiệp
  • Bùi Thị Minh Nguyệt Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

cơ chế tài chính bền vững, rừng đặc dụng, tài chính, tự chủ tài chính

Tóm tắt

Hiện nay, cả nước đã thành lập được 167 khu rừng đặc dụng với tổng diện tích 2.303.961 ha thuộc 54/63 tỉnh, thành phố. Các ban quản lý rừng đặc dụng đã và đang triển khai cơ chế tự chủ tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động; tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn thách thức như: (i) Hạn chế về ngân sách Nhà nước cho các hoạt động chuyên môn; (ii) Khó huy động, thu hút nguồn đầu tư ngoài ngân sách; (iii) Việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính còn nhiều vướng mắc. Trong bối cảnh tình hình mới, cũng có nhiều cơ hội phát triển: (i) Khuôn khổ pháp luật ngày càng hoàn thiện; (ii) Nhận thức chung về bảo tồn đa dạng sinh học và phát huy giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng ngày càng được quan tâm; (iii) Ngày càng có nhiều cam kết, sáng kiến tài chính mới. Để thúc đẩy việc thực hiện cơ chế tài chính bền vững đối với hệ thống rừng đặc dụng, các khuyến nghị, đề xuất tập trung vào: (1) Hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính bền vững; (2) Thúc đẩy xã hội hoá (hợp tác công tư) và thu hút đầu tư của khu vực tư nhân; (3) Tăng cường khả năng tiếp cận với các sáng kiến tài chính mới; (4) Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế thông qua các chương trình, dự án liên quan.

Tải xuống

Số lượt xem: 18
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

21-12-2023

Cách trích dẫn

Hồng Lượng, P., Quang Bảo, T., Hoài Nam, Đoàn, & Thị Minh Nguyệt, B. (2023). Cơ chế tài chính bền vững cho phát triển hệ thống rừng đặc dụng ở Việt Nam. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 12(4), 127–136. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/145

Số

Chuyên mục

Kinh tế, Xã hội và Phát triển

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 3 4 5 > >>