NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHẮN SÓNG CỦA RỪNG NGẬP MẶN TẠI 3 TỈNH QUẢNG NINH, HẢI PHÒNG VÀ NAM ĐỊNH


Các tác giả

  • Lê Sỹ Doanh Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Mai Thị Thanh Nhàn Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Chắn sóng, giải đoán, kênh phổ, rừng ngập mặn, viễn thám

Tóm tắt

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chiều cao sóng biển khi vào sâu trong các đai rừng giảm đi rõ rệt; quy luật giảm chiều cao sóng tại các khu vực nghiên cứu đều theo quy luật hàm số mũ: Hs=a*e(b*d). Phương trình tổng hợp xác định chiều cao sóng vào sâu đai rừng được xác định: Hs = (0,9938*hs1)*exp{[0,0449726 + 0,0017076*Hvn – 0,0000016*N – 0,0160889*ln(TC)]*d. Hệ số cấu trúc tổng hợp (C=Cgd*103) phản ảnh khả năng chắn sóng của rừng ngập mặn có liên hệ rõ rệt nhất với các giá trị các kênh phổ số 4 và số 5: Cgd = 0,0985056 + 0,0017212*Band4 + 0,0012511*Band5 + 0,0264415*LN(Band4*Band5) với hệ số tương quan R = 0,93. Ứng dụng phương trình, có thể sử dụng giá trị các kênh phổ trên ảnh Lansat TM để xác định hệ số cấu trúc tổng hợp C, hay chỉ số phản ảnh khả năng chắn sóng của rừng ngập mặn. Với hệ số cấu trúc tổng hợp C và bảng phân cấp khả năng chắn sóng của rừng ngập mặn theo hệ số C nghiên cứu đã thiết lập được bộ khóa giải đoán khả năng chắn sóng của rừng ngập mặn từ ảnh Lansat TM với sai số xấp xỉ 14%. Sử dụng khoá giải đoán khả năng chắn sóng của rừng ngập mặn, nghiên cứu đã xây dựng được phương pháp giải đoán khả năng chắn sóng của rừng ngập mặn qua ba bước, trong đó kết hợp tư liệu ảnh Lansat TM với hệ thống thông tin về bản đồ nền.

Tải xuống

Số lượt xem: 20
Tải xuống: 12

Đã Xuất bản

28-12-2013

Cách trích dẫn

Sỹ Doanh, L., & Thị Thanh Nhàn, M. (2013). NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHẮN SÓNG CỦA RỪNG NGẬP MẶN TẠI 3 TỈNH QUẢNG NINH, HẢI PHÒNG VÀ NAM ĐỊNH. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (4), 021–030. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/1448

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>