NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CHẾ ĐỘ ÉP TỚI ĐỘ BỀN KÉO VÀ ĐỘ BỀN UỐN CỦA VẬT LIỆU PHỨC HỢP GỖ NHỰA


Các tác giả

  • Quách Văn Thiêm Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh
  • Trần Văn Chứ Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Áp suất ép, độ bền kéo, độ bền uốn, nhiệt độ ép, thời gian ép

Tóm tắt

Độ bền kéo, độ bền uốn là hai yếu tố cơ bản để đánh giá chất lượng của vật liệu phức hợp gỗ nhựa. Độ bền của vật liệu có mối quan hệ mật thiết với các thông số chế độ ép là nhiệt độ ép, áp suất ép và thời gian ép. Việc nghiên cứu mô hình hóa mối quan hệ giữa ba thông số này giúp ta dự đoán được độ bền của vật liệu và xác định được chế độ ép phù hợp. Các kết quả thực nghiệm cho thấy, thông số chế độ ép thay đổi thì độ bền kéo, độ bền uốn đều thay đổi theo, tuy nhiên mức độ thay đổi khác nhau. Khi nhiệt độ ép quá thấp hoặc quá cao thì độ bền đều giảm, nhiệt độ ép phù hợp vào khoảng 180 oC; còn khi áp suất ép, thời gian ép tăng thì độ bền sản phẩm tăng nhưng lúc đầu tăng nhanh và về sau tăng chậm lại. Với các mức kết quả thực nghiệm tác giả đã tìm được mối tương quan giữa nhiệt độ ép, áp suất ép, thời gian ép với độ bền uốn và độ bền kéo là hàm bậc hai. Kết quả nghiên cứu đã xác định được chế độ ép phù hợp cho thiết bị ép phun là nhiệt độ ép T1 = 180oC, áp suất ép P1 = 9,3MPa, thời gian ép Tg = 33giây thì độ bền kéo và độ bền uốn đều đạt kết quả tốt nhất.

Tải xuống

Số lượt xem: 24
Tải xuống: 12

Đã Xuất bản

28-12-2013

Cách trích dẫn

Văn Thiêm, Q., & Văn Chứ, T. (2013). NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CHẾ ĐỘ ÉP TỚI ĐỘ BỀN KÉO VÀ ĐỘ BỀN UỐN CỦA VẬT LIỆU PHỨC HỢP GỖ NHỰA. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (4), 052–059. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/1441

Số

Chuyên mục

Kỹ thuật và Công nghệ

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>