BƯỚC ĐẦU ÁP DỤNG MÔ HÌNH APM TRONG DỰ BÁO LÂM NGHIỆP: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU THÍ ĐIỂM Ở HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH


Các tác giả

  • Trịnh Quang Thoại Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Dự báo, lâm nghiệp, mô hình APM, Tiên Yên

Tóm tắt

Dự báo được xác định là những điều báo trước cần thiết đối với quá trình lập kế hoạch và bao gồm những nghiên cứu chiều hướng tương lai của các sự kiện và nó được xác định là một trong những bước rất quan trọng của quá trình hoạch định chính sách. Bằng việc sử dụng dự báo và phân tích kịch bản các nhà hoạch định chính sách có thể đề xuất được các chính sách và giải pháp có ý nghĩa và đáng tin cậy để giải quyết các vấn đề trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Công tác dự báo và xây dựng các kịch bản cho lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Yên có ý nghĩa rất quan trọng do lâm nghiệp đang đóng góp một vai trò khá quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện. Kết quả dự báo và xây dựng kịch bản cho lĩnh vực lâm nghiệp của huyện Tiên Yên thông qua mô hình APM cho thấy khi các yếu tố chẳng hạn như tỷ lệ tăng trưởng dân số, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ tăng năng suất cây nông nghiệp và tỷ lệ tăng sản lượng rừng trồng trên địa bàn huyện thay đổi thì diện tích rừng, diện tích đất trống quy hoạch cho lâm nghiệp, trữ lượng rừng, và sản lượng khai thác hàng năm của huyện có xu hướng thay đổi từ năm 2013 đến năm 2043. Diện tích rừng và diện tích đất trống quy hoạch cho lâm nghiệp được dự báo là có xu hướng giảm, trong khi trữ lượng rừng và sản lượng rừng khai thác hàng năm lại có xu hướng tăng. Nghiên cứu cũng đề xuất xây dựng cơ sở dữ liệu và viết lại phần mềm của mô hình APM để có thể áp dụng được rộng rãi hơn trong dự báo các chỉ số trong lĩnh vực lâm nghiệp của Việt Nam.

Tải xuống

Số lượt xem: 3
Tải xuống: 1

Đã Xuất bản

20-03-2014

Cách trích dẫn

Quang Thoại, T. (2014). BƯỚC ĐẦU ÁP DỤNG MÔ HÌNH APM TRONG DỰ BÁO LÂM NGHIỆP: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU THÍ ĐIỂM Ở HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 131–140. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/1435

Số

Chuyên mục

Kinh tế, Xã hội và Phát triển