NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI PƠ MU (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry & Thomas) TẠI XÃ SAN SẢ HỒ THUỘC VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN, TỈNH LÀO CAI


Các tác giả

  • Nguyễn Hữu Cường Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Cây đi kèm, Pơ mu, mật độ cây, tái sinh, tầng thứ, tổ thành

Tóm tắt

Vườn quốc gia (VQG) Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai không chỉ là nơi  bảo tồn các hệ sinh thái và các loài động, thực vật đặc trưng cho khu vực dãy Hoàng Liên Sơn, mà còn là một trong 4 vùng trên lãnh thổ Việt Nam có phân bố của nhiều loài thực vật Hạt trần đặc hữu, quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (2007) cũng như Danh lục đỏ thế giới. Mục đích của nghiên cứu trong năm 2011 là tìm hiểu đặc điểm phân bố và khả năng tái sinh của loài Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry & Thomas). Số liệu thu thập được sẽ đóng góp cho công tác quản lý, bảo tồn lâu dài loài Pơ mu ở đây. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thu thập số liệu gồm:  Phỏng vấn, điều tra tuyến, điều tra OTC và phân tích mẫu. Kết quả đã xác định được một số đặc điểm về cấu trúc tổ thành, cấu trúc tầng thứ, cấu trúc mật độ và đặc điểm tái sinh cũng như thành phần loài cây đi kèm với loài Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry & Thomas). Trong đó đối với cấu trúc tầng thứ, Pơ mu phân bố ở cả 3 tầng (tầng 1,2,3) và tần số xuất hiện cây Pơ mu tái sinh ở ngoài tán là cao nhất tới 50%,  trong tán chiếm tỉ lệ nhỏ nhất chỉ 16%.

Tải xuống

Số lượt xem: 28
Tải xuống: 8

Đã Xuất bản

28-06-2013

Cách trích dẫn

Hữu Cường, N. (2013). NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI PƠ MU (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry & Thomas) TẠI XÃ SAN SẢ HỒ THUỘC VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN, TỈNH LÀO CAI. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (2), 017–022. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/1406

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng