NGHIÊN CỨU TỐI ƯU HÓA QUÁ TRÌNH GIA CÔNG PHAY BÀO GỖ


Các tác giả

  • Hoàng Việt Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Chế độ cắt, độ nhám, máy bào bốn mặt, mô hình toán, tối ưu hóa

Tóm tắt

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu thiết lập mô hình toán học tối ưu hóa quá trình gia công các chi tiết trên máy bào bốn mặt cỡ trung hiện đang được sử dụng phổ biến tại các cơ sở sản xuất chế biến gỗ ở nước ta. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã xác định các tương quan biểu thị ảnh hưởng của hai thông số cơ bản thuộc chế độ cắt là vận tốc đẩy U, chiều sâu cắt H tới chi phí năng lượng điện riêng Nr = 7.150 - 4.332U + 7.213U2 + 7.424H  - 7.995U.H - 8.028H2, độ nhám bề mặt Rz = 3.375 + 5.932U + 3.174U2 + 1.368H  + 2.948U.H - 2.941H2 và sai số gia công chi tiết thanh ∆h  = -1.123 + 9.357U + 9.336U2 + 5.366H + 9.115U.H + 6.181H2 trên các máy SK-230, FE-620. Từ cơ sở đó xác lập mô hình toán học phục vụ tính toán các chế độ tối ưu cho quá trình phay bào gỗ trên các nhóm máy này. Mô hình cũng có thể áp dụng hiệu quả trên các  máy và thiết bị phay bào khác có những đặc tính kỹ thuật tương đồng  với các máy SK-230, FE-620  trong thực tế sản xuất.

Tải xuống

Số lượt xem: 86
Tải xuống: 33

Đã Xuất bản

20-03-2014

Cách trích dẫn

Việt, H. (2014). NGHIÊN CỨU TỐI ƯU HÓA QUÁ TRÌNH GIA CÔNG PHAY BÀO GỖ. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 065–073. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/1398

Số

Chuyên mục

Kỹ thuật và Công nghệ