ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN TỶ LỆ SỐNG VÀ SINH TRƯỞNG KEO LAI TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ


Các tác giả

  • Đỗ Anh Tuân Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Keo lai, mật độ, sinh trưởng, Thừa Thiên Huế, trữ lượng

Tóm tắt

Mật độ trồng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và năng suất rừng trồng. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của 3 mức mật độ trồng rừng Keo lai (1660 cây/ha, 2000 cây/ha và 2500 cây/ha) trong giai đoạn 2 và 5 năm tuổi ở tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy ở giai đoạn 2 tuổi mật độ trồng có ảnh hưởng đến sinh trưởng về đường kính ngang ngực (D1.3), nhưng chưa có tác động rõ rệt đến tỷ lệ sống và sinh trưởng về chiều cao vút ngọn (Hvn). Tuy nhiên, đến giai đoạn 5 năm tuổi mật độ trồng ảnh hưởng rõ rệt đến cả tỷ lệ sống, các chỉ tiêu sinh trưởng D1.3,  Hvn, và trữ lượng của rừng Keo lai. Tỷ lệ sống ở tuổi 5 giảm xuống còn dưới 90% và mức độ giảm tăng rõ rệt khi mật độ trồng tăng. Có sự phân hóa mạnh về D1.3, Hvn, và đường kính tán (Dt) giữa các công thức mật độ trồng, và mức độ phân hóa có xu hướng tăng dần theo sự tăng của mật độ trồng. Trữ lượng rừng Keo lai trong các công thức mật độ đều đạt trên 110 m3/ha, cao nhất đạt 129,0 m3/ha ở mật độ trồng 2500 cây/ha; tuy nhiên chưa có sự khác biệt rõ rệt về trữ lượng giữa 2 mật độ trồng1660 cây/ha và 2000 cây/ha. Vì thế, với mục tiêu trồng rừng làm nguyên liệu giấy và gỗ dăm, mật độ trồng rừng ban đầu nên chọn ở mức mật độ dày 2500 cây/ha hơn là mật độ trồng rừng thông thường 1660 cây/ha.

Tải xuống

Số lượt xem: 5
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

20-03-2014

Cách trích dẫn

Anh Tuân, Đỗ. (2014). ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN TỶ LỆ SỐNG VÀ SINH TRƯỞNG KEO LAI TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 042–047. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/1389

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường