NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG NHÂN NUÔI CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG


Các tác giả

  • Hà Văn Cường Chi cục Kiểm lâm Hải Dương
  • Vũ Tiến Thịnh Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Động vật hoang dã, Hải Dương, nhân nuôi, Nhím, Rắn

Tóm tắt

Ngoài việc góp phần hạn chế săn bắt động vật hoang dã ngoài tự nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học, nhân nuôi
động vật hoang dã góp phần phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho lao động ở vùng nông thôn. Trên địa
bàn tỉnh Hải Dương, nghề nhân nuôi động vật hoang dã đã phát triển từ khá lâu, tuy nhiên thông tin về hoạt
động này vẫn chưa đáp ứng nhu cầu quản lý. Nghiên cứu được thực hiện trong năm 2013 qua hoạt động điều
tra tại 60 cơ sở nhân nuôi được chọn trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, cả tỉnh có 361 hộ nhân nuôi động vật hoang
dã, tập trung chủ yếu ở huyện Kinh Môn và thị xã Chí Linh. Có tất cả 11 loài động vật hoang dã được nuôi trên
địa bàn tỉnh, trong đó các loài được nuôi phổ biến là Rắn, Nhím, Lợn rừng. Hoạt động nhân nuôi động vật
hoang dã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó nhân nuôi Rắn cho hiệu quả kinh tế cao nhất, thu nhập bình quân
của các hộ nhân nuôi Rắn là 80,49 triệu đồng/hộ/năm. Các chỉ tiêu này tương ứng trong nhân nuôi lợn rừng là
67,72 triệu đồng và Nhím là 52,05 triệu đồng. Hải Dương là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển nhân nuôi
ĐVHD. Để quản lý, bảo vệ ĐVHD cũng như phát triển nhân nuôi ĐVHD ở Hải Dương phải thực hiện đồng bộ
các giải pháp kinh tế và kỹ thuật.

Tải xuống

Số lượt xem: 3
Tải xuống: 1

Đã Xuất bản

30-06-2014

Cách trích dẫn

Văn Cường, H., & Tiến Thịnh, V. (2014). NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG NHÂN NUÔI CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (2), 060–067. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/1386

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả