XÂY DỰNG CƠ SỞ KHOA HỌC CHO ĐIỀU TRA SINH KHỐI VÀ CÁC BON CÂY ĐỨNG RỪNG TỰ NHIÊN LÁ RỘNG THƯỜNG XANH VÙNG NAM TRUNG BỘ VIỆT NAM


Các tác giả

  • Vũ Tiến Hưng Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Phạm Thế Anh Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Các bon, chiều cao, đường kính, hệ số chuyển đổi các bon, phương trình sinh khối, sinh khối

Tóm tắt

Từ số liệu cây tiêu chuẩn chặt ngả và bằng phương pháp xử lý số liệu thích hợp, nghiên cứu đã xác định được tỷ lệ sinh khối cho các bộ phận thân, cành, lá, rễ của cây vùng Nam Trung Bộ tương ứng là: 69,2%; 3,2%; 3,6% và 14,0%. Phương trình W1=0,06223*D2,1254*H0,5432 được chọn làm phương trình sinh khối phần trên mặt đất của cây; sinh khối phần dưới mặt đất được tính từ sinh khối phần trên mặt đất theo phương trình W2=0,1750*(W1)0,9823; phương trình W=0,06223*D2,1254*H0,5432+0,1750*(0,06223*D2,1254*H0,5432)0,9823 được chọn làm phương trình sinh khối chung của cây rừng tự nhiên vùng Nam Trung Bộ. Hệ số các bon Kc=0,45 được sử dụng để quy đổi sinh khối khô sang khối lượng các bon của cây gỗ rừng tự nhiên nước ta.

Tải xuống

Số lượt xem: 22
Tải xuống: 5

Đã Xuất bản

28-09-2014

Cách trích dẫn

Tiến Hưng, V., & Thế Anh, P. (2014). XÂY DỰNG CƠ SỞ KHOA HỌC CHO ĐIỀU TRA SINH KHỐI VÀ CÁC BON CÂY ĐỨNG RỪNG TỰ NHIÊN LÁ RỘNG THƯỜNG XANH VÙNG NAM TRUNG BỘ VIỆT NAM. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (3), 021–026. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/1336

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng