MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, TẬP TÍNH CỦA XÉN TÓC VÂN HÌNH SAO (Anoplophora chinensis Forster) HẠI PHI LAO TẠI HÀ TĨNH


Các tác giả

  • Nguyễn Đình Lưu Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Lê Bảo Thanh Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Dấu vết gây hại, đặc điểm hình thái, lịch phát sinh, sâu hại phi lao, Xén tóc vân hình sao

Tóm tắt

Bằng phương pháp điều tra ngoài rừng quan sát đặc điểm hình thái, tập tính của xén Xén tóc vân hình sao cho thấy: Xén tóc trưởng thành cái lớn hơn con đực, toàn thân màu đen bóng, mặt bụng cơ thể màu bạch kim có phủ lông mịn màu xanh sẫm. Mảnh lưng ngực trước hai bên có 2 gai nhọn. Cánh trước được kitin hóa cứng,  mặt trên phía gốc cánh có nhiều nốt sần nhỏ dày đặc. Trên mỗi cánh có khoảng 18 đốm màu trắng kích thước khác nhau xếp thành 5 hàng. Trứng hình viên trụ dài, lúc mới đẻ trứng màu trắng sau chuyển sang màu trắng vàng. Mảnh lưng ngực trước của sâu non có vết lõm hình “凸”, trên vết lõm này có các vết xước; một năm có một thế hệ, xén tóc trưởng thành thường xuất hiện vào đầu tháng 6 đến giữa tháng 8. Máng đẻ trứng của xén tóc vân hình sao để lại trên vỏ cây thường có hình chữ “T”. Sau khi đẻ trứng bên ngoài thường có dịch ướt màu vàng, xung quanh gốc cây bị hại thường có nhiều mùn gỗ cây có dạng sợi nhỏ, dài ngắn khác nhau, có lẫn phân của xén tóc; sâu non phân bố chủ yếu ở độ cao 1m trở xuống và ở độ cao trên 1.5m trở lên không phát hiện thấy một cá thể sâu non nào. Hướng Đông sâu non xén tóc phân bố nhiều nhất chiếm 44,93%, các hướng khác tương đối giống nhau.

Tải xuống

Số lượt xem: 20
Tải xuống: 9

Đã Xuất bản

28-03-2015

Cách trích dẫn

Đình Lưu, N., & Bảo Thanh, L. (2015). MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, TẬP TÍNH CỦA XÉN TÓC VÂN HÌNH SAO (Anoplophora chinensis Forster) HẠI PHI LAO TẠI HÀ TĨNH. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 067–072. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/1290

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường