HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HOẠT ĐỘNG CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI TỈNH NGHỆ AN


Các tác giả

  • Lê Thị Xuân Thu Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Ngọc Anh Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Chi phí cơ hội, chi trả dịch vụ môi trường, hiệu quả kinh tế, lợi ích tăng thêm, PFES

Tóm tắt

Chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) là cam kết tham gia hợp đồng trên cơ sở tự nguyện có ràng buộc về mặt pháp lý. Trong đó một hay nhiều người mua chi trả cho dịch vụ môi trường rừng (đã được xác định) bằng cách trả tiền hoặc các hỗ trợ cho một hay nhiều người bán, và người bán này có trách nhiệm đảm bảo một loại hình sử dụng đất nhất định cho một giai đoạn xác định để tạo ra các dịch vụ hệ sinh thái thoả thuận. Nghiên cứu sử dụng thông tin và số liệu thứ cấp về hoạt động chi trả  dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) tại tỉnh Nghệ An, và phỏng vấn trực tiếp các cán bộ làm việc tại Quỹ Bảo vệ & Phát triển rừng Nghệ An, từ đó sử dụng các phương pháp thống kê để đánh giá hiệu quả kinh tế của PFES. Kết quả nghiên cứu đã một phần đánh giá được hiệu quả kinh tế chung và hiệu quả kinh tế đối với từng đối tượng tham gia PFES, từ đó chỉ ra được một số vấn đề tồn tại và các vấn đề cần nghiên cứu sâu hơn trong các nghiên cứu tiếp theo.

Tải xuống

Số lượt xem: 2
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

28-03-2016

Cách trích dẫn

Thị Xuân Thu, L., & Ngọc Anh, N. (2016). HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HOẠT ĐỘNG CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI TỈNH NGHỆ AN. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 132–140. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/1230

Số

Chuyên mục

Kinh tế, Xã hội và Phát triển

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả