XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CÁC BON TRONG CÁC BỘ PHẬN CÂY LUỒNG (Dendrocalamus barbatus Hsueh.et.E.Z.Li)


Các tác giả

  • Lê Xuân Trường Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Đức Hải Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
  • Nguyễn Thị Điệp Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Các bộ phận cây Luồng, hàm lượng cácbon, sinh khối, rừng Luồng

Tóm tắt

Một trong những khó khăn khi xác định lượng tích lũy cácbon của rừng Luồng, một loài cây thân thảo là chưa có hệ số quy đổi từ sinh khối khô sang tín chỉ cácbon. Việc sử dụng hệ số của cây thân gỗ sẽ dẫn đến sai số làm ảnh hưởng đến độ tin cậy của kết quả. Các mẫu sinh khối được thu thập trên 03 OTC điển hình tạm thời lập tại Lâm trường Lương Sơn thuộc Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình. Tại các OTC tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng để xác định sinh khối tươi, lựa chọn cây mẫu để lấy mẫu sinh khối về sấy khô trong lò sấy làm cơ sở tính tỷ lệ sinh khối khô và tươi của các bộ phận cây Luồng. Sử dụng phương pháp phân tích đốt cháy tiến hành tại Phòng thí nghiệm của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam để xác định hàm lượng cácbon trong các mẫu sinh khối của cây Luồng. Sử dụng tỷ lệ này để xác định lượng cácbon tích lũy trong các bộ phận của cây Luồng, của cây cá lẻ và tổng lượng cácbon tích lũy trong rừng Luồng. Kết quả cho thấy tỷ lệ sinh khối tươi trong các bộ phận thân khí sinh, cành, lá và thân ngầm lần lượt là 56,5%; 20,7%; 9,9% và 12,9%. Tỷ lệ sinh khối khô tương ứng là 56,34%; 21,66%; 8,87% và 13,13%. Hàm lượng cácbon tích lũy trong các bộ phận cây Luồng là 52,99%; 51,47%; 42,26%; 52,22% và 45,90% tương ứng với các bộ phận thân khí sinh, cành, lá, thân ngầm và rễ. Nếu so với cách tính dùng tỷ lệ cácbon trong sinh khối khô là 0,5 thì kết quả của nghiên cứu có lượng cácbon tích lũy tăng 0,37 tấn/ha, tương ứng với 4,35%. 

Tải xuống

Số lượt xem: 3
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

18-12-2015

Cách trích dẫn

Xuân Trường, L., Đức Hải, N., & Thị Điệp, N. (2015). XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CÁC BON TRONG CÁC BỘ PHẬN CÂY LUỒNG (Dendrocalamus barbatus Hsueh.et.E.Z.Li) . TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (4), 050–056. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/1226

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng