HỆ SỐ XÓI MÒN CỦA ĐẤT RỪNGĐẶC DỤNG Ở NÚI LUỐT - XUÂN MAI -, HÀ NỘI


Các tác giả

  • Phạm Văn Điển Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Hệ số xói mòn đất, núi Luốt, phương trình mất đất biến đổi, rừng đặc dụng

Tóm tắt

Hệ số xói mòn đất (K) là một nhân tố có ý nghĩa lớn trong nghiên cứu sinh thái rừng và sản xuất lâm nghiệp. Vì vậy, nghiên cứu này đã xác định trị số K cũng như sự biến động của nó giữa 8 trạng thái rừng trong 12 tháng của năm 2010 ở núi Luốt, Xuân Mai, Hà Nội. Nghiên cứu được thực hiện trên 35 ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời, mỗi ô lấy 3 mẫu đất ở tầng đất mặt (0-10 cm) tại 3 vị trí ngẫu nhiên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 5 nhân tố cấu thành hệ số K đều có trị số khá hợp lý. Tỷ lệ phần trăm của cấp hạt thịt và cát rất mịn, hạt cát thô, hàm lượng chất hữu cơ và kết cấu cấp hạt của đất dao động lần lượt là: 51,5 - 62,1%, 12,5 - 24,5%, 1,3 - 2,4% và cấp 2 - 3. Tốc độ thấm nước của đất cũng dao động ở cấp 2 - 3. Hệ số K ở núi Luốt không quá lớn, dao động từ 0,17 - 0,31 giữa các ô tiêu chuẩn và từ 0,21 - 0,30 giữa các trạng thái rừng. Hệ số K tăng trong các tháng mùa mưa và giảm trong các tháng mùa khô. Do tính nhạy cảm của hệ số K và căn cứ vào khoảng biến động của nó tại núi Luốt, hệ số K được chia thành 5 cấp và đây là căn cứ  lập bản đồ hệ số K cho khu vực núi Luốt. Một kết quả quan trọng nữa của bài báo là đã xây dựng được phương trình dự báo nhanh trị số K cho khu vực núi Luốt, góp phần cung cấp dữ liệu hữu ích cho việc áp dụng phương trình mất đất biến đổi và quản lý đất rừng ở khu vực này.

Tải xuống

Số lượt xem: 13
Tải xuống: 4

Đã Xuất bản

28-04-2016

Cách trích dẫn

Văn Điển, P. (2016). HỆ SỐ XÓI MÒN CỦA ĐẤT RỪNGĐẶC DỤNG Ở NÚI LUỐT - XUÂN MAI -, HÀ NỘI. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (2), 022–030. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/1188

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả