PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN MẤT RỪNG, SUY THOÁI RỪNG LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG TỈNH ĐẮK NÔNG


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Mai Dương Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Lã Nguyên Khang Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Lê Công Trường Chi cục Kiểm lâm Đắc Nông
  • Phùng Văn Kiên Dự án FCPF, Đắc Nông
  • Nguyễn Văn Hào Sở Nông nghiệp&PTNT Đắc Nông

Từ khóa:

Diễn biến rừng, Đắk Nông, nguyên nhân, mất rừng, REDD+, suy thoái rừng

Tóm tắt

Đắk Nông là một trong 5 tỉnh Tây Nguyên có diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn so với tổng diện tích tự nhiên nên rừng có vai trò lớn trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông trong bối cảnh BĐKH hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 10 năm (2005 – 2015) diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giảm 54.630 ha. Sự biến động này là do các nguyên nhân trực tiếp, gồm; chuyển và xâm lấn rừng rừng tự nhiên sang sản xuất nông nghiệp và đất khác, chuyển rừng tự nhiên nghèo sang trồng rừng nguyên liệu, Cao su và Điều; Suy thoái rừng tự nhiên do khai thác; Mất rừng do cháy rừng và các nguyên nhân gián tiếp, gồm: Tăng dân số; Giá nông sản tăng cao; Thiếu kinh phí bảo vệ rừng; Quản lý kém hiệu quả của các Công ty lâm nghiệp; Quản lý yếu kém của địa phương. Nghiên cứu cũng đã xác định được những áp lực đối với tài nguyên rung trên địa bàn tỉnh đắk nông đến năm 2020, bao gồm: về tăng dân số; giá nông sản tăng cao; từ phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông và khai khoáng; khai thác trái phép và cháy rừng. Trên cơ sở xác định những nguyên nhân và áp lực dẫn đến mất rừng suy thoái rung nghiên cứu đã đề xuất được các giải pháp chủ yếu nhằm bảo vệ và phát triển rừng bền vững  trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Tải xuống

Số lượt xem: 7
Tải xuống: 1

Đã Xuất bản

09-12-2016

Cách trích dẫn

Thị Mai Dương, N., Nguyên Khang, L., Công Trường, L., Văn Kiên, P., & Văn Hào, N. (2016). PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN MẤT RỪNG, SUY THOÁI RỪNG LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG TỈNH ĐẮK NÔNG . TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (6), 039–048. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/1106

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường