ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI PHÂN HỮU CƠ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG CHÙM NGÂY (Moringa oleifera Lam.) NINH THUẬN TẠI TỈNH ĐỒNG NAI


Các tác giả

  • Mai Hải Châu Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai

Từ khóa:

Chùm ngây, năng suất lá, phân hữu cơ

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm xác định được loại phân hữu cơ phù hợp cho canh tác cây Chùm ngây làm rau ăn lá theo hướng hữu cơ tại tỉnh Đồng Nai. Thí nghiệm được thực hiện trên nền đất xám phù sa cổ và đất đỏ bazan trồng nhiều Chùm ngây của tỉnh Đồng Nai. Giống sử dụng trong thí nghiệm là giống Chùm ngây Ninh Thuận. Các công thức thí nghiệm được bố trí theo kiểu Split - plot với 3 lần lặp lại. Yếu tố lô chính tương ứng với 5 loại phân bón lá (Nutra Green; Rong biển VIF-One; VIF-One; VIF-Super và phun nước lã (đ/c)), yếu tố lô phụ là 5 loại phân hữu cơ bón rễ (phân bò; phân gà; phân hữu cơ Japon; phân hữu cơ Growmore và không bón (đ/c)). Kết quả nghiên cứu đã xác định: phân hữu cơ bón lá và phân hữu cơ bón rễ có ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất giống Chùm ngây Ninh Thuận. Sử dụng 6,625 lít/ha phân bón lá VIF-Super và 10 tấn/ha phân bón rễ Growmore cho năng suất đạt cao nhất trên cả hai nền đất nghiên cứu.

Tài liệu tham khảo

Fageria N.K., Baligar V.C. and Zobel R.W., 2007. Yield, nutrient uptake and soil chemical properties as influenced by liming and boron application in common bean in a No – Tillage system. Communications in soil science and plant analysis (38): 1637-1653.

Fahey J.W., 2005. Moringa oleifera: a review of the medical evidence for it’s nutritional, therapeuotic and prophylactic properties. Part 1. Tree For Life Journal: 1-5.

Fuglie L.J., 1999. The Miracle Tree: Natural Nutrition for the Tropics. Church World Service, Dakar. 68 pp.; revised in 2001 and published as The Miracle Tree: The Multiple Attributes of Moringa, 172 pp.

Mai Hải Châu, 2016. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cây Chùm ngây (Moringa Oleifera Lam.) làm rau theo hướng hữu cơ. Luận án tiến sĩ Khoa học cây trồng, trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh.

Phạm Anh Cường, 2013. Nghiên cứu sản xuất rau cải theo hướng hữu cơ trên vùng đất xám TP. Hồ Chí Minh. Báo cáo hội thảo “Nông nghiệp hữu cơ thực trạng và định hướng phát triển”, TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 9 năm 2013.

Price M.L., 2007. The Moringa Trees, Echo Technology Note.

Salinas R., Cerda A. and Martinez V., 1986. The interactive effect of boron and macronutrients (P, K, Ca and Mg) on pod yield Pisum sativum L. J. Hort. Sci. (61): 343 - 347.

Toledo J.M. and Schultze-Kraft R., 1982. Metodología para la Evaluación Agronómica de Pastos Tropicales. In Toledo J.M. (ed.), Manual para la Evaluación Agronómica. Red Internacional de Evaluación de Pastos Tropicales, Centro Internacional de Agricultura Tropical, pp. 91 - 110.

Tukey H.B., Wittwer S.H. and Bukovac M.J., 1962. The uptake and loss of materials by leaves and other above-ground plant parts with special reference to plant nutrition. Nutrient Uptake of Plants, 4. Intern. Symposium, Agrochimica Pisa, Florenz, p.384 - 413.

Tải xuống

Số lượt xem: 8
Tải xuống: 11

Đã Xuất bản

15-06-2017

Cách trích dẫn

Hải Châu, M. (2017). ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI PHÂN HỮU CƠ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG CHÙM NGÂY (Moringa oleifera Lam.) NINH THUẬN TẠI TỈNH ĐỒNG NAI. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (3), 018–026. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/1067

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>