SỬ DỤNG THUẬT TOÁN NỘI SUY KHÔNG GIAN XÂY DỰNG BẢN ĐỒ CHẤT LƯỢNG NƯỚC ĐOẠN SÔNG TÍCH PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI


Các tác giả

  • Trần Thanh Hà Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Hải Hòa Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

GIS, nội suy không gian, nước mặt, ô nhiễm, sông Tích, Thạch Thất

Tóm tắt

Môi trường sống của chúng ta ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng trong những năm gần đây, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước mặt. Do vậy, việc đánh giá chất lượng môi trường đang là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích xây dựng bản đồ nồng độ các chỉ tiêu chất lượng nước mặt theo QCVN 08:2008/BTNMT dựa vào 30 mẫu quan trắc tại sông Tích thuộc khu vực huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội trên cơ sở ứng dụng thuật toán nội suy không gian. Kết quả từ nghiên cứu các thông số thuộc nhóm hóa học (DO, BOD5, COD, PO43-, NO2-) và nhóm vật lý (pH, TSS) cho thấy, chất lượng nước mặt sông Tích đang bị ô nhiễm. Hầu hết các thông số đều vượt Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam (QCVN 08:2008/BTNMT). Nghiên cứu cũng cho thấy phương pháp nghịch đảo khoảng cách có trọng số (IDW) có độ tin cậy cao trong xây dựng các bản đồ nồng độ chất lượng nước mặt. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bài báo đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ chất lượng nước mặt gồm nhóm giải pháp về quản lý và nhóm giải pháp về công nghệ.

Tải xuống

Số lượt xem: 64
Tải xuống: 12

Đã Xuất bản

30-08-2017

Cách trích dẫn

Thanh Hà, T., & Hải Hòa, N. (2017). SỬ DỤNG THUẬT TOÁN NỘI SUY KHÔNG GIAN XÂY DỰNG BẢN ĐỒ CHẤT LƯỢNG NƯỚC ĐOẠN SÔNG TÍCH PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (4), 074–084. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/1051

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường