ĐẶC ĐIỂM DÒNG CHẢY BỀ MẶT VÀ LƯỢNG ĐẤT XÓI MÒN TRÊN Ô NGHIÊN CỨU DẠNG BẢN TẠI NÚI LUỐT - XUÂN MAI - HÀ NỘI


Các tác giả

  • Bùi Xuân Dũng Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Phùng Văn Khoa Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Che phủ thực vật, chế độ mưa, dòng chảy bề mặt, vùng núi, xói mòn

Tóm tắt

Để xác định dòng chảy bề mặt và lượng đất xói mòn ở các điều kiện che phủ khác nhau, chúng tôi đã tiến hành lập 2 ô nghiên cứu dạng bản (2 m2/ô) là đất rừng trồng và đất cây bụi tại vùng núi phía Tây của Hà Nội. Dòng chảy bề mặt và lượng đất xói mòn được quan trắc liên tục cho 18 trận mưa khác nhau kéo dài từ ngày 15 tháng 6 tới 23 tháng 9 năm 2016. Bằng việc sử dụng phần mềm R để phân tích các số liệu thu được, nghiên cứu đưa ra một số kết quả chính như sau: 1- Khu vực nghiên cứu có lượng mưa hàng năm từ 1300 - 2300 mm, được chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; 2- Dòng chảy bề mặt của đất cây bụi che phủ (hệ số dòng chảy là 5,9%) lớn hơn gần 5 lần so với đất rừng (hệ số dòng chảy 1,2%). Ngưỡng lượng mưa làm xuất hiện dòng chảy bề mặt ở đất rừng >10 mm/trận và > 8 mm/trận với điều kiện cây bụi che phủ; 3- Lượng đất xói mòn của cây bụi che phủ (0,6 g/m2/trận mưa) lớn hơn 2,5 lần so với đất có rừng che phủ (0,25 g/m2/trận mưa); 4- Dòng chảy bề mặt và lượng đất xói mòn trong điều kiện che phủ cây bụi lớn hơn rừng chủ yếu là do khả năng giữ lại nước trên tán và lượng nước thấm của đất rừng lớn hơn so với cây bụi. Điều này cho thấy việc duy trì lớp che phủ rừng là rất quan trọng nhằm bảo vệ và điều tiết nước cho khu vực đất dốc và vùng đầu nguồn.

Tải xuống

Số lượt xem: 2
Tải xuống: 1

Đã Xuất bản

30-08-2017

Cách trích dẫn

Xuân Dũng, B., & Văn Khoa, P. (2017). ĐẶC ĐIỂM DÒNG CHẢY BỀ MẶT VÀ LƯỢNG ĐẤT XÓI MÒN TRÊN Ô NGHIÊN CỨU DẠNG BẢN TẠI NÚI LUỐT - XUÂN MAI - HÀ NỘI. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (4), 064–073. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/1049

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 3