ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH TRỒNG ỚT SỪNG F1 TRONG MÙA MƯA TẠI TRẢNG BOM, ĐỒNG NAI


Các tác giả

  • Đinh Quang Tuyến Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Nguyễn Văn Thành Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai

Từ khóa:

Hệ thống tưới nhỏ giọt, mùa mưa, nhà màng, ớt sừng, Trảng Bom

Tóm tắt

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cây ớt được trồng trong nhà màng (CT1) theo hướng công nghệ cao ra hoa sớm hơn và thời gian sinh trưởng dài hơn so với trồng ớt trên đồng ruộng, nhờ vậy thời gian thu hoạch quả kéo dài hơn 2 tháng so với mô hình trồng ớt thông thường (CT3). Nghiên cứu cho thấy, khối lượng quả của cây ớt trồng trong nhà màng cũng cao hơn so với công thức trồng ớt trên đất. Trong mùa mưa bệnh hại chính trên cây ớt là bệnh chết cây con do nấm Rhizotonia Solani, Phythophthora sp., Pythium sp.; Bệnh héo xanh do vi khuẩn Pseudomonas Solanacearum và bệnh thán thư Colletotricum spp. Kết quả chỉ rõ bệnh chết cây con, bệnh héo xanh do vi khuẩn chỉ xuất hiện ở công thức CT2 và CT3 (trồng trên đồng ruộng). Công thức CT1 (trồng trong nhà màng trên giá thể xơ dừa, bón phân qua hệ thống tưới nhỏ giọt đã loại bỏ hoàn toàn được bệnh chết cây con và bệnh héo xanh do cách li với nguồn bệnh lây lan từ đất. Trong 3 công thức canh tác ớt trong mùa mưa, chỉ có mô hình trồng ớt trong nhà màng (CT1) áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt cho năng suất cao đạt 344 tạ/ha, gấp 4 lần so với công thức CT3 trồng trên đất ngoài đồng ruộng và cho hiệu quả kinh tế cao nhất (10,7 triệu động/1000 m2 tương đương với 107 triệu đồng/ha) trong khi hai công thức CT1 và CT2 trồng ớt thông thường trên đồng ruộng đều cho năng suất thấp và không mang lại hiệu quả kinh tế.

Tải xuống

Số lượt xem: 4
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

30-12-2017

Cách trích dẫn

Quang Tuyến, Đinh, & Văn Thành, N. (2017). ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH TRỒNG ỚT SỪNG F1 TRONG MÙA MƯA TẠI TRẢNG BOM, ĐỒNG NAI. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (6), 067–073. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/1019

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng