ĐẶC ĐIỂM LƯU LƯỢNG DÒNG CHẢY VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG BÙI ĐOẠN CHẢY TỪ LƯƠNG SƠN - HÒA BÌNH TỚI XUÂN MAI - CHƯƠNG MỸ, HÀ NỘI


Các tác giả

  • Phan Lệ Anh Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Bùi Xuân Dũng Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Chất lượng nước sông, chỉ số WQI, đầu nguồn - hạ lưu, sông Bùi

Tóm tắt

Nhằm đánh giá tổng quan đặc điểm chất lượng và lưu lượng nước sông Bùi, chúng tôi tiến hành quan trắc tại 3 vị trí: thượng lưu tại cầu Dổng Dài, trung lưu ở thôn Đậm Dái và hạ lưu ở thôn Bùi Xá. Thời gian nghiên cứu kéo dài từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2016 và năm 2017, Số mẫu thu thập trong mỗi năm 2016 là 12 mẫu (3 mẫu/tháng). Số chỉ tiêu được phân tích bao gồm 12 chỉ tiêu: pH, DO, COD, BOD5, TSS, Fe3+, PO43-, NO22-, NO-, NH4+, Độ đục, Coliform. Nguyên tắc lấy mẫu và đánh giá chất lượng nước được thực hiện theo QCVN 08:2008/BTNMT và chỉ số chất lượng nước (WQI). Phương pháp xác định lưu lượng dòng chảy dựa vào diện tích mặt cắt và vận tốc dòng chảy. Kết quả chính nghiên cứu thu được như sau: 1- Các chỉ tiêu pH, DO, NO3-, Fe, Coliform từ thượng lưu đến hạ lưu trong thời gian nghiên cứu đều nằm trong ngưỡng QCVN 08:2008/BTNMT. Trong khi đó, chỉ tiêu TSS, BOD5, N-NO2, COD ở cả 3 vị trí đều vượt quá QCVN từ 2 - 12 lần theo tiêu chuẩn nước mặt (B1); 2- Chất lượng nước sông Bùi theo WQI chỉ có thể sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác; 3- Lưu lượng sông Bùi trong thời gian nghiên cứu dao động từ 0,09 (m3/s) lên 0,14 (m3/s) ở thượng lưu, có xu hướng giảm dần xuống hạ lưu. 2 chỉ tiêu bị ảnh hưởng rõ ràng bởi lưu lượng dòng chảy là DO và TSS có hệ số xác định R2 tăng từ 0,65 đến 0,95. Kết quả nghiên cứu đã phản ánh mức độ ô nhiễm của sông Bùi ở một số thời điểm nhất định. Vì thế quản lý bền vững chất lượng nước sông Bùi là cần thiết nhằm đảm bảo nhu cầu sử dụng và sức khỏe của người dân.

Tài liệu tham khảo

Andy Bookter, Richard D. Woodsmith, Frank H. McCormick, and Karl M. Polivka (2009). Water Quality Trends in the Entiat River Subbasin: 2007-2008.

Andrea Czarnecki và Roxanne Beavers (2010). Peel River Basin Water Quality Report.

Aweng-Eh Rak, Ismid-Said and Maketab-Mohamed (2010). Effect of River Discharge Fluctuation on Water Quality at Three Rivers in Endau Catchment Area, Kluang, Johor.

Tổng cục môi trường (2016). Báo cáo Môi trường Quốc gia, Chương 3: Diễn biến chất lượng môi trường nước mặt.

Bùi Xuân Dũng (2017). Kỹ thuật sinh học trong quản lý môi trường. Bài giảng Trường Đại học Lâm nghiệp.

Dương Thị Bích Ngọc (2012). Đánh giá môi trường. Bài giảng Trường Đại học Lâm nghiệp.

Đỗ Thị Thu Phúc (2016). Đánh giá hiện trạng nước sông Bùi đoạn chảy qua huyện Lương Sơn, Hòa Bình - Thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội. Đại học khoa học Tự Nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nguyễn Thùy Dương (2016). Đánh giá chất lượng nước và đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng nước sông Bùi đoạn từ đầu nguồn tới thị trấn Xuân Mai – Chương Mỹ - Hà Nội. Trường Đại học Lâm Nghiệp.

Nguyễn Thanh Sơn (2005, 2007). Đánh giá tài nguyên nước Việt Nam. NXB. Giáo dục Việt Nam.

Tải xuống

Số lượt xem: 63
Tải xuống: 5

Đã Xuất bản

20-10-2017

Cách trích dẫn

Lệ Anh, P., & Xuân Dũng, B. (2017). ĐẶC ĐIỂM LƯU LƯỢNG DÒNG CHẢY VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG BÙI ĐOẠN CHẢY TỪ LƯƠNG SƠN - HÒA BÌNH TỚI XUÂN MAI - CHƯƠNG MỸ, HÀ NỘI. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (20-10), 076–087. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/1007

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>